10 cách tiết kiệm tiền để không phải cắt giảm những cuộc vui chơi với bạn bè

Tiết kiệm là điều mà ai cũng muốn làm để có một cuộc sống thoải mái hơn trong tương lai. Nhưng nếu muốn tiết kiệm thật nhiều tiền, bạn sẽ phải hy sinh và thay đổi một số thứ, kể cả những sở thích hay thói quen hàng ngày.

Tiết kiệm tưởng chừng là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng thực tế không hề phức tạp như bạn nghĩ. Theo ý kiến của nhiều triệu phú và những người siêu tiết kiệm, điều quan trọng là bạn cần lập ra một kế hoạch tài chính rõ ràng và đối với người mới bắt đầu, hãy xem xét cách cắt giảm các khoản chi phí trong bài viết này.

10 cách tiết kiệm tiền để không phải cắt giảm những cuộc vui chơi với bạn bè

Lại là một câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa; chắc hẳn tất cả chúng ta đều muốn sau này lớn lên sẽ là một người trưởng thành và có một số tiền ấn tượng trong tài khoản ngân hàng để có thể bắt đầu làm mọi thứ; từ việc thế chấp đến một buổi tối đi chơi mà chẳng cần phải lo lắng về việc “rỗng túi”? Nhưng trên thực tế điều mơ ước đó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.

Tôi - tác giả bài viết, sẽ không bao giờ quên cái ngày đầu tiên nói với mẹ rằng tôi muốn chuyển ra ngoài sống riêng sau khi tốt nghiệp đại học. Bà cực kỳ ủng hộ quyết định này, nhưng rồi bà nhẹ nhàng bảo tôi ngồi xuống và nói rằng tôi cần đưa ra ngân sách cụ thể: “Hãy viết ra và so sánh những gì mà con sẽ phải chi tiêu khi sống riêng”.

Lúc đó, tôi đã nghĩ chuyện này sẽ dễ dàng thôi. Sau khi dọn đến nhà mới, bạn bè kéo đến nhà mới để xem, đồng nghĩa với việc tôi sẽ phải tiết kiệm tiền cho các bữa ăn ngoài và các cuộc vui chơi đắt đỏ khác. Trên thực tế, dù chỉ dự trù chi phí sơ sơ: tiền thuê nhà, tiền điện nước và các chi phí khác, tôi sớm nhận ra mình chẳng còn xu nào cho những việc khác nữa. Vì vậy, tôi quyết định học cách tiết kiệm trước khi đủ khả năng chuyển ra ngoài sống.

Và tôi sẽ làm gì đây? Tôi không muốn phải từ bỏ những hoạt động xã hội và mối quan hệ bạn bè nhưng cũng không muốn liên tục trong tình trạng rỗng túi.

Đừng lo lắng! Dưới đây là 10 cách giúp bạn tiết kiệm tiền mà không phải cắt giảm những cuộc vui chơi với bạn bè.

1. Đừng gọi món chính

Đừng gọi món chính

Tôi luôn gói đồ ăn thừa khi đi ăn ngoài, đây chính là cách giúp tôi tiết kiệm tiền và không lãng phí thức ăn. Khi đi ăn với bạn bè, hãy chọn món tráng miệng hoặc món khai vị như một bữa ăn để cắt giảm 20-50 % số tiền cho một lần ăn ở quán. Điều này sẽ khá vui nếu bạn bè của bạn cũng làm như vậy. Lúc đó, việc đi ăn ở bất kỳ nơi nào cũng giống như một nhà hàng ăn nhẹ vậy.

Bạn chỉ cần lưu ý nhà hàng mà mình sẽ ghé qua. Trong khi hầu hết mọi chỗ đều vui lòng chấp nhận thanh toán thì có một số nơi lại đề ra số tiền tối thiểu bạn cần phải chi hay thậm chí tính cả phí chia sẻ. Thông tin này bạn có thể tìm thấy trên menu hoặc xem trước trên website .

2. Hãy uống trước ở nhà

Hãy uống trước ở nhà

Nếu định đến quán bar gặp gỡ bạn bè, hãy uống trước ở nhà. Nếu đến đó vẫn muốn dùng thêm đồ uống, hãy gọi một ly thôi vì các quán bar đều tăng giá đồ uống có cồn. Đừng uống quá nhiều khi phải lái xe nhé!

Bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để quen với điều này bởi bạn phải luyện tập cách tự kiểm soát bản thân. Chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng bị cám dỗ gọi thêm đồ uống tại một số quán bar đặc biệt. Nhưng hãy nhớ mục tiêu tài chính của bản thân khi ham muốn trỗi dậy nhé.

Xem thêm: 7 bài học quan trọng về tiền bạc mà mọi trẻ em cần được dạy

3. Phá vỡ qui tắc

Phá vỡ qui tắc

Tôi sẽ không khuyên bạn rời khỏi rạp chiếu phim quen thuộc nhưng bạn có thể để ý bảng giá bỏng ngô và kẹo tại đó. Hãy mua snack trước và săn vé tại các web giảm giá như Swayback hay Gift Card Granny. Ngoài ra, một vài rạp còn có các chương trình thưởng phiếu giảm giá nữa.

Nếu không muốn phải mang đồ ăn lỉnh kỉnh, sao không thử làm một rạp chiếu phim tại gia và thưởng thức với bạn bè của mình chứ?

4. Tham gia một buổi hòa nhạc miễn phí

Tham gia một buổi hòa nhạc miễn phí

Hầu hết các sự kiện mà bạn tham gia đều cần sự giúp đỡ. Thay vì lang thang trên web tìm mua vé online, hãy thử truy cập vào phần "Volunteers - tình nguyện" trên web hay gửi thắc mắc ở phần “Contact us - Liên lạc với chúng tôi” xem. Nếu cần thuyết phục bạn bè đi chung, hãy nhắc họ rằng đây là một cơ hội tốt để gặp gỡ ban nhạc nếu tham gia vào việc dàn dựng show biểu diễn. Dĩ nhiên, bạn sẽ phải làm những công việc tay chân và có lẽ sẽ “đổ mồ hôi” nhưng dù sao bạn cũng được ở đây để quẩy tưng bừng cùng thần tượng.

5. Mua bán đồ cũ

Mua bán đồ cũ

Điều này trước kia đã từng bị kiêng kỵ, nhưng mấy năm trở lại đây nó lại là một sự lựa chọn hay ho. Với một số cửa hàng như ThredUp hay Plato’s Closet, bạn có thể bán quần áo của mình để lấy tiền và sau đó mua lại những món đồ của người khác.

Đây là một cách tuyệt vời để đổi lấy những món đồ trendy hơn thay thế cho những món đồ cũ đã lỗi mốt mà không cần chi quá nhiều tiền. Hơn nữa, bạn sẽ có một tủ quần áo thay đổi liên tục khiến bạn trông như cô nàng thường xuyên mua sắm vậy.

Hãy nhớ, không sử dụng cách này cho những món đồ thiết kế mà bạn yêu thích. Đây thực sự là một cách hay để tiêu ít tiền hơn, nhưng bạn sẽ không có được những thứ mà bạn nghĩ rằng chúng đáng đồng tiền đâu.

Xem thêm: Điểm danh 20 thứ đang làm lãng phí tiền của bạn

6. Giữ tủ quần áo đơn giản

Giữ tủ quần áo đơn giản

Nếu bạn phủ đầy tủ quần áo bằng những món đồ cơ bản như áo T-shirt hay quần jean, bạn sẽ có vô vàn lựa chọn chỉ bằng cách thay đổi phụ kiện. Còn nếu muốn bắt kịp xu hướng trong chuyện mua sắm, hãy chọn những món trang sức mà bạn muốn đầu tư hơn việc nâng cấp tủ quần áo.

Gần đây, tôi có sắp xếp lại tủ quần áo và phân chia thành các bộ trang phục khác nhau. Nếu hai món đồ có thể kết hợp theo nhiều cách, tôi sẽ để chúng gần nhau. Việc này khiến chuyện mua sắm trở nên dễ dàng và kinh tế hơn vì tôi sẽ không vô tình mua lại những món đồ mình đã có, đồng thời giúp tôi tiết kiệm thời gian cho việc chuẩn bị vào buổi sáng.

7. Sắp xếp theo bảng màu

Sắp xếp theo bảng màu

Mẹo nhỏ này đi kèm với mẹo số 6. Khi sắp xếp quần áo thành một bảng màu thống nhất, bạn có thể chắc chắn rằng tất cả những món đồ của bạn, kể cả những món mới sẽ phối hợp hài hòa với nhau.

Chẳng hạn, bạn có một dãy quần áo màu đen, trắng hay xám, bạn sẽ dễ dàng có một bộ trang phục hài hòa. Điều này không có nghĩa là bạn phải có một tủ quần áo kiểu một cái quần có 7 phiên bản màu khác nhau, chỉ cần nó vừa vặn và trung hòa màu sắc để bạn không phải rơi vào tình trạng mua một cái áo mới mà cần phải sắm thêm một đôi giày và một chiếc quần mới khác.

8. Chú trọng đến ý nghĩa, chứ không phải giá tiền của món quà

Chú trọng đến ý nghĩa, chứ không phải giá tiền của món quà

Đôi khi sự đắt đỏ và ý nghĩa đi cùng nhau, nhưng bạn tặng mọi người những món quà mà họ thực sự thích quan trọng hơn những thứ đẹp đẽ chỉ được sử dụng một lần. Tôi mua sắm cho dịp lễ trong suốt cả năm để cân bằng tài chính của mình. Việc mua một cặp vé sớm sẽ đỡ vất vả hơn khi mùa lễ hội cận kề.

Bên cạnh đó, cá nhân tôi thích dùng phương pháp đánh giá khi mua sắm cho người khác: "Nó có tốn chỗ không?" hay "Họ sẽ dùng nó vào việc gì?”. Tôi từng được tặng một cái khung ảnh bằng pha lê rất đẹp và đắt tiền, nhưng tôi không có việc gì cần đến nó cả. Nó trở nên cực kỳ thừa thãi và cuối cùng, tôi đem tặng nó lại cho người cần sử dụng.

Xem thêm: 55 cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả không thể bỏ qua

9. Sử dụng phiếu quà tặng giảm giá

Sử dụng phiếu quà tặng giảm giá

Nếu đã lên sẵn kế hoạch cho những lần dã ngoại, thi thoảng bạn cũng có thể sử dụng phiếu giảm giá giống như tiền mặt từ Gift Card Granny hay Plastic Jungle. Ngoài ra, bạn có thể tặng nó như một món quà cho bạn bè của mình.

10. Tự tạo những sự kiện giao lưu

Tự tạo những sự kiện giao lưu

Nếu bạn sở hữu những kỹ năng mà bạn bè luôn ngưỡng mộ như nấu ăn hay trang trí, hãy tận dụng nó như một lợi thế. Dành một ngày để dạy cho bạn bè về những thứ đó và bạn sẽ không mất gì cả. Đây là cách để bạn tạo ra lịch trình hoạt động, giao lưu mà không phải tốn chi phí, nó còn khiến bạn trở thành một người tốt bụng, đáng yêu trong mắt bạn bè nữa.

Cũng giống như những việc khác, tiết kiệm tiền sẽ trở nên dễ dàng nếu được giúp đỡ. Hãy nói với bạn bè của mình về mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được, nhờ họ cổ vũ tinh thần mỗi khi bạn định đưa ra quyết định thiếu khôn ngoan. Việc bạn luôn để ý tới tình trạng tài chính của mình đâu có gì đáng xấu hổ đâu phải không?

Xem thêm: Áp dụng 10 điều này, mục tiêu tự chủ tài chính ở tuổi 30 sẽ đến với bạn

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Năm, 12/10/2017 10:35
51 👨 1.711
0 Bình luận
Sắp xếp theo