- 10 sai lầm phổ biến khi mua sắm khiến bạn tốn nhiều tiền hơn
- 11 thói quen xấu khiến bạn không thể thoát khỏi cảnh nợ nần
- 9 bí mật mà nhân viên ở rạp chiếu phim không bao giờ tiết lộ với bạn
Mục đích cuối cùng của hầu hết các công ty hiện nay là bán cho chúng ta một sản phẩm mà chúng ta không hề có ý định mua ban đầu. Những thủ thuật mà họ sử dụng tinh tế đến mức thậm chí những người cẩn thận nhất cũng có thể trở thành nạn nhân.
Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi tổng hợp lại những mánh khóe mà các công ty, cửa hàng, quán cà phê cho đến cả quảng cáo truyền hình sử dụng. Hãy cố gắng chú ý thật kỹ 10 "mánh khóe" từ các công ty khiến túi tiền của chúng ta hao mòn dưới đây để tránh bị mắc lừa nhé!
1. Miễn phí đồ ăn nhẹ
© depositphotos
Chắc hẳn bạn sẽ rất hạnh phúc khi nhận được một bữa ăn nhẹ hoặc phần bánh mì miễn phí trong lúc chờ đợi bữa ăn tại nhà hàng phải không? Nhưng, trên thực tế, khi bạn ăn đĩa đậu phộng muối hay phần bánh mì miễn phí ở quầy bar, nhiều khả năng bạn sẽ phải mua thêm các loại đồ uống khác.
Ngoài ra, một số bằng chứng khoa học cho thấy những người nhận vài viên kẹo thay cho số tiền thối lại đồng nghĩa với việc họ đã bỏ lại một khoản tiền lớn.
2. Màu thực phẩm
© depositphotos © depositphotos
Màu sắc của thức ăn được sử dụng để thu hút khách hàng mua sản phẩm đó. Các loại trái cây đầy màu sắc mà chúng ta thường ăn đều có cùng hương vị chứ không phụ thuộc vào màu sắc. Các nhà máy sản xuất nước cam thường tạo màu cam cho nước ép bằng cách bỏ thêm 10% chất màu lấy từ vỏ cam. Đây được xem là cách tạo mùi tự nhiên chứ không phải nhân tạo!
3. Điều chỉnh kích cỡ
© depositphotos
Đôi khi việc chọn cốc size vừa; nhỏ hay lớn ở các cửa hàng McDonald’s sẽ chẳng có ý nghĩa gì vì họ luôn phục vụ một lượng coca bằng nhau. Một điều nữa là các món hàng mà bạn từng mua ở siêu thị có nhỏ hơn thì giá của chúng vẫn như nhau.
4. Hiệu ứng số dư
© depositphotos
Bạn có thấy các mức giá trong cửa hàng thường kết thúc bằng 99 hay không? Về cơ bản thì không có sự khác biệt nhiều giữa 99.000VND với 100.000VND; hay 199.000VND với 200.000VND nhưng khách hàng chắc hẳn sẽ chọn mua sản phẩm mà số tiền của nó trông rẻ hơn.
Hiệu ứng số dư trong bảng giá ảnh hưởng đến nhận thức về giá cả của khách hàng. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy rằng họ phải trả ít hơn nhiều cho một sản phẩm 199.000VND so với sản phẩm 200.000VND.
5. Đặt ngày hết hạn tùy ý
© depositphotos
Để nhận biết một sản phẩm đã bị hư hỏng hay chưa, cách tốt nhất là sử dụng các giác quan của bạn để xác định thay vì dựa vào ngày hết hạn trên bao bì của chúng.
Ở một số quốc gia như Mỹ, nơi không có quy định về ngày hết hạn. Những ngày này sẽ phụ thuộc vào quyết định của các nhà sản xuất thực phẩm. Kết quả là, rất nhiều thức ăn vẫn còn mới đã bị vứt vào thùng rác và điều này khiến chúng ta phải đi đến cửa hàng để mua thêm nhiều hơn.
6. Giấu đi các chất có hại cho sức khỏe
© depositphotos
Ngày nay, khi nhiều người quan tâm đến những sản phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe thì các ngành công nghiệp thực phẩm đã tìm ra một cách để giấu đi các chất có hại tiềm ẩn trong phần mô tả.
Đường (sugar) có thể được giấu dưới những cái tên khác nhau: glucose, fructose, maltodextrin, sucrose và syrup. Nếu bạn tìm thấy một sản phẩm ít đường, đồng nghĩa với việc bạn không nhìn thấy thành phần của nó ghi trên nhãn.
7. Định dạng đơn giá
© depositphotos
Nhiều nhà hàng thường bỏ đi các biểu tượng đơn giá trên thực đơn của họ (15 thay vì 15 đôla) để tạo cảm giác rằng bạn không phải trả tiền thực cho bữa ăn đó.
Có bằng chứng khoa học cho thấy chiến lượng hoạt động này, khách hàng trong nghiên cứu của trường Đại học Cornell đã bỏ ra nhiều tiền hơn khi sử dụng một thực đơn dạng số so với số lượng đứng sau bởi đơn giá đôla.
8. Quảng cáo gây hiểu lầm
© depositphotos
Bạn có biết những đoạn phim quảng cáo xe hơi trên thực tế không phải là xe thật không? Nhà sản xuất sử dụng các thiết bị lắp ráp ô tô thành mô hình chạy bằng pin.
Có rất nhiều thứ chúng ta thấy trong quảng cáo đều là nói dối: keo dán được sử dụng thay cho sữa trong quảng cáo về ngũ cốc, xà phòng được sử dụng để tạo ra bong bóng trong thức uống và glycerin được sử dụng để làm cho sản phẩm trông tươi, lạnh và ẩm ướt.
9. Không có calo
© depositphotos
Khi bạn thấy "Zero Calories" được ghi trên một bao bì, có nghĩa là sản phẩm đó chứa ít hơn 5 calo, chính thức được cho phép ở Mỹ.
10. Nguyên tắc giới hạn
© depositphotos
Nguyên tắc giới hạn là một hiện tượng tâm lý: khi một sản phẩm bị coi là giới hạn về tính sẵn có, nó sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Hãy suy nghĩ về nó khi thấy một dấu hiệu "Hạn chế về số lượng sẵn có" - nhớ kiểm tra xem sản phẩm có còn ở đó vào lần tiếp theo bạn đến cửa hàng hay không nhé!
Bonus thêm
© depositphotos
Thật không may, thức uống an toàn nhất để mua trong một quán bar là bia chai. Những người phục vụ ở quầy rượu có thể sử dụng các thủ thuật như đổ ít hơn số lượng đầy đủ của bia/rượu vào ly, pha loãng thức uống hoặc thậm chí cung cấp cho bạn một thương hiệu khác rẻ tiền hơn thay vì đưa ra loại đắt tiền mà bạn đã yêu cầu. Hầu như mọi người rất khó để nhận ra sự khác biệt này!
Bạn đã bao giờ phát hiện ra bất kỳ thủ thuật nào khác chưa? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm: 10 cách tiết kiệm tiền để không phải cắt giảm những cuộc vui chơi với bạn bè
Chúc các bạn vui vẻ!