10 sự thật phũ phàng về thành công trong lĩnh vực CNTT

Lĩnh vực CNTT được mô tả như quá trình duy trì công nghệ và làm hài lòng người sử dụng. Các vị trí này bao gồm quản trị máy chủ, hỗ trợ máy tính, kỹ sư mạng hoặc các chức vụ có liên quan khác.

Loại công việc này thường yêu cầu đào tạo chính quy và có thể phù hợp với những người thích tự học tập, trải nghiệm thực tế, giải quyết các vấn đề gặp phải, giúp đỡ người khác và tham gia vào chủ nghĩa hoàn hảo (không có môi trường nào là hoàn hảo mà cần sự cố gắng càng nhiều càng tốt).

Có những sự thật không dễ chịu và khó có thể vượt qua - điều mà bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực này phải chấp nhận và thích ứng để sống sót. Dưới đây là 10 sự thật phũ phàng về thành công trong lĩnh vực CNTT. Mời các bạn đón đọc!

1. Không thể làm hài lòng tất cả mọi người

Không thể làm hài lòng tất cả mọi người

Điều này hiển nhiên rõ ràng nhưng nó không phải điều quan trọng nhất mà bạn cần phải ghi nhớ.

Tôi chưa bao giờ thấy một tổ chức các nhân viên IT nào có thời gian rảnh để chơi game (tất nhiên họ vẫn có thời gian chơi một số trò chơi để giải trí trong giờ nghỉ trưa). Đơn giản là vì khối lượng công việc IT khiến các lập trình viên phải dùng tới 125-150% công suất lao động. Có vấn đề về hệ thống hoặc người sử dụng cần dùng, các thiết bị cần vá, phần mềm và máy chủ cần nâng cấp, tài liệu cần viết và tài khoản cần quản lý. Chúng gần như là vô tận.

Do vậy, có quá nhiều thứ cần phải hoàn thành. Trong bất kỳ thời điểm nào có thể có 5; 7 yêu cầu hoặc thậm chí nhiều hơn những điều bạn “nên” làm (tùy thuộc vào ai đang yêu cầu). Thực tế, bạn không thể làm cho tất cả mọi người – hoặc mọi thứ – cảm thấy hạnh phúc. Lời khuyên: Tập trung làm hài lòng ông chủ của bạn trước, sau đó sắp xếp các yêu cầu khác cho phù hợp.

2. Có khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên

Ưu tiên có nghĩa là làm việc với các nhiệm vụ có giá trị cao hơn một cách nhất quán và thường xuyên, ít nhất là khi lịch trình của bạn cho phép.

Nếu không có mức độ ưu tiên phù hợp, bạn có thể dành cả ngày làm việc không hiệu quả. Thật khó để xây dựng sự nghiệp thành công chỉ đơn giản là đặt lại mật khẩu, mở tài khoản, khởi động lại máy tính, tìm kiếm email hoặc bất kỳ nhiệm vụ có mức yêu cầu thấp khác trong ngành CNTT. Tất nhiên, những việc này phải được thực hiện nhưng bạn có thể ủy thác hoặc hoãn lại trong một số trường hợp.

Ngoài ra, bạn cũng phải thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng mang tính lâu dài trong khối lượng công việc hàng ngày, cho dù đó là nghiên cứu dự án nâng cấp phần mềm, nhận báo giá về phần cứng máy chủ, liên hệ với các đối tác trong dự án để thảo luận về một sáng kiến sắp tới, nhiệm vụ phụ khác liên quan đến dự án quy mô lớn hoặc các chiến lược cải tiến kéo dài hơn một giờ (hay một phần).

3. Có khả năng lên kế hoạch

Có khả năng lên kế hoạch

Có khả năng lên kế hoạch cụ thể (hoặc thậm chí chỉ tập trung, cung cấp phản hồi và đưa ra một kế hoạch được giao từ những người có vị trí cao hơn) cho tuần tới, tháng tới, năm tới hoặc hơn; là một kỹ năng rất quan trọng. Bạn phải có khả năng nhìn ra nhu cầu của công ty, sau đó xác định cách đáp ứng nhu cầu đó.

Tránh việc liên tục phải đối phó với những vấn đề lặt vặt, nhờ đó bạn có thể theo dõi tiến trình nghề nghiệp, thiết lập các mục tiêu, vị trí cần đạt được và điều chỉnh nếu cần thiết. Nếu không bạn cứ mãi bị kẹt trong trạng thái bị động, chứ không phải tư duy theo cách chủ động.

4. Có khả năng tập trung

Đây là một thách thức và cũng là vấn đề với các nhóm CNTT mà tôi đã nhìn thấy hoặc làm việc cùng. Nó đặc biệt trở nên khó khăn với các công ty chuyển sang khái niệm "không gian mở", nơi các đồng nghiệp làm việc chung tại văn phòng.

Sự phân tâm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất làm việc, đặc biệt khi họ không hoàn thành nhiệm vụ hiện tại hoặc trách nhiệm được giao. Cuộc nói chuyện về trận đấu bóng đá đêm qua sẽ dễ dàng gây xao nhãng. Tiếng chuông điện thoại của đồng nghiệp có thể làm gián đoạn khoảng thời gian tập trung. Ngay cả những email gửi đến cũng có thể làm giảm sự tập trung của bạn. Làm việc ở nhà, di chuyển đến nơi khác hoặc sử dụng tai nghe chống tiếng ồn khi cần thiết để duy trì khả năng tập trung.

Khi nhắc đến việc thực hiện công việc, bạn nên làm từng nhiệm vụ một để giữ sự tập trung cao nhất. Tóm lại, việc làm nhiều thứ một lúc không đạt hiệu quả cao. Chúng giống như việc bạn chơi đùa với một vài quả bóng vậy, khiến bạn gặp nhiều thách thức và căng thẳng hơn so với việc tung từng quả bóng lên rồi bắt.

5. Học cách nói “không”

Học cách nói “không”

Nhiều người sẽ không thích điều này và không biết cách làm thế nào để thực hiện nó. CNTT là công việc yêu cầu làm hài lòng khách hàng, nhưng việc có khả năng từ chối sẽ cứu bạn thoát khỏi nhiều tình huống gây phiền toái.

Điều này dường như đi ngược lại với mục tiêu "làm hài lòng người sử dụng" mà ngành CNTT đề ra? Vâng, đó là sự thật. Nhưng bạn cần hiểu "để hỗ trợ người sử dụng với một loạt các nhu cầu khác nhau và giúp công ty hoạt động" là điều khó khăn.

Trở lại mục ưu tiên. Nếu bạn chấp nhận mọi yêu cầu hoặc nhiệm vụ được đề xuất, bạn có thể bị "chôn vùi" trong các hoạt động ban đầu vốn tốn ít thời gian hơn.

Tôi từng làm việc với một nhóm phát triển có sử dụng đèn tín hiệu cài trên máy chủ Linux. Mục đích của đèn thông báo tình trạng mới nhất của dự án; màu xanh lá cây là “tốt”; màu đỏ là “ngừng hoạt động” và màu vàng là “có một số khó khăn”.

Tuy vậy, cá nhân tôi cảm thấy tính năng này gây tốn thời gian mà không sinh ra lợi ích gì, tôi nhanh chóng từ chối làm việc với nó. Và đó là một quyết định tuyệt vời bởi tôi có thêm thời gian lo các dự án khác quan trọng đang thiếu người.

6. Học cách kiên định

Học cách kiên định

Kiên định ở đây không có nghĩa là chỉ là từ chối những vấn đề tốn thời gian, không mang lại hiệu quả mà còn phải gắn bó với các mục tiêu và mục đích của bạn.

Một kế hoạch tuyệt vời trên giấy (hoặc trên màn hình) chỉ có giá trị khi bạn thật sự sẵn sàng tập trung vào nó, cập nhật khi cần thiết và làm theo cũng như nỗ lực thực hiện.

7. Có khả năng dựa vào sếp

Hãy nhớ rằng việc làm hài lòng sếp luôn là một chiến lược tốt? Vâng, vì đó là người sẽ trả tiền cho bạn. Nếu được sếp "chống lưng", bạn có thể tập trung vào những mục tiêu cần đạt được. Khi gặp thất bại nhiều lần, hãy nhờ cậy sếp của mình.

8. Có khả năng thực hiện

Các mẹo ở trên được dựa trên việc tiếp cận và thực hiện. Nếu bạn không đạt được mục tiêu của mình, tương lai trong ngành CNTT – hoặc ít nhất là trong vai trò hiện tại của bạn – sẽ bị hạn chế. Bạn không thể chỉ trả lời email và tham dự các cuộc họp cả ngày; bạn phải thể hiện khả năng cung cấp các sản phẩm và đạt được mục tiêu cụ thể để phát triển sự nghiệp.

Có khả năng thực hiện

9. Cải thiện kỹ năng

Công nghệ thông tin là lĩnh vực thay đổi từng ngày. Các khóa học Novell CNE trong những năm 1990 đã mất đi giá trị từ lâu (mặc dù chúng đã hỗ trợ việc xây dựng một số kỹ năng xử lý sự cố tốt). Với việc tự động hóa ngày càng được áp dụng rộng rãi thì các quản trị viên hệ thống phải liên tục cải thiện kỹ năng code của mình. Không nên tự mãn về bản thân.

Trong một số trường hợp, bạn nên cập nhật các kỹ năng công việc khi xuất hiện phần mềm và nền tảng mới, điều quan trọng là hãy tìm kiếm hệ thống đào tạo bên ngoài hoặc tự học để có thể đứng vững trước những xu hướng hiện tại và tương lai.

Nâng cao kỹ năng

10. Luôn có ngày mai

Nhiều người trong công ty cho rằng có rất nhiều điều phải làm ngay hôm nay hoặc "sớm nhất có thể". Đảm bảo lên kế hoạch cho những gì bạn phải hoàn thành trong ngày và những gì có thể để ngày mai hoặc ngày sau đó.

Bạn nên dành nhiều thời gian cho cuộc sống hơn công việc: tập thể dục, giải trí, làm những điều mình thích hoặc dành thời gian bên gia đình. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng có thể làm điều đó, chẳng hạn khi tình huống khẩn cấp phát sinh tại văn phòng (hoặc ở nơi khác), nhưng phần lớn không phải nhiệm vụ nào cũng là ưu tiên hàng đầu. Hãy nhớ điều quan trọng là phải tự mình đi đúng hướng; làm quá nhiều việc một lúc, dậy muộn vào buổi sáng hoặc thức khuya là điều vô cùng sai lầm.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Năm, 10/05/2018 06:35
42 👨 2.673
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc