Zero-Knowledge Encryption là gì? Tại sao nên sử dụng loại mã hóa này?

Vi phạm dữ liệu ngày càng trở nên phổ biến hơn, vì vậy, điều cần thiết là bạn phải biết về các cách khác nhau để có thể bảo vệ thông tin có giá trị của mình. Zero-Knowledge Encryption là một trong những phương pháp cung cấp quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu vượt trội.

Nhưng chính xác thì Zero-Knowledge Encryption là gì? Nó khác với mã hóa đầu cuối như thế nào? Và ưu nhược điểm của loại mã hóa này là gì?

Zero-Knowledge Encryption là gì?

ero-Knowledge Encryption là một trong những phương pháp cung cấp quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu vượt trội
ero-Knowledge Encryption là một trong những phương pháp cung cấp quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu vượt trội

Trong Zero-Knowledge Encryption, dữ liệu luôn được bảo mật vì khóa giải mã chỉ nằm trong tay bạn. Nhà cung cấp dịch vụ không biết gì về khóa mã hóa của bạn và dữ liệu bạn đang xử lý.

Trong trường hợp máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ bị tấn công, tin tặc sẽ không lấy được gì ngoại trừ những văn bản vô nghĩa, vì bạn đang giữ khóa mã hóa. Mục tiêu của Zero-Knowledge Encryption rất đơn giản - chỉ bạn mới có thể truy cập vào dữ liệu được mã hóa.

Bây giờ, có lẽ bạn đang tự hỏi, không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây đều đảm bảo rằng dữ liệu của bạn không thể bị truy cập bởi những người dùng trái phép ư? Đúng là như vậy.

Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây giữ bản sao khóa mã hóa của người dùng và theo dõi quá trình xử lý dữ liệu của người dùng để mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Ví dụ, Dropbox giữ một bản sao khóa mã hóa của bạn để cung cấp dịch vụ nhanh hơn. Vì vậy, bạn có thể tự hỏi, liệu Dropbox có đủ an toàn cho các file riêng tư của bạn không?

Zero-Knowledge Encryption là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn quyền riêng tư và bảo mật vượt trội cho dữ liệu của mình, vì nhà cung cấp dịch vụ sẽ không bao giờ biết khóa mã hóa của bạn.

Mã hóa Zero-Knowledge và mã hóa đầu cuối có giống nhau không?

Không, mã hóa Zero-Knowledge và mã hóa đầu cuối không giống nhau.

Trong mã hóa đầu cuối (E2EE), dữ liệu hoặc thông tin được mã hóa ở một đầu và được truyền dưới dạng ciphertext đến đầu kia, nơi nó được giải mã. Do đó, tin tặc hoặc bất kỳ bên thứ ba nào không thể đọc dữ liệu hoặc thông tin khi nó được truyền từ đầu này sang đầu khác hoặc nằm trên máy chủ.

Mã hóa đầu cuối là một cách tuyệt vời để bảo vệ dữ liệu và giải quyết hiệu quả các lỗ hổng trong mã hóa khi chuyển tiếp và mã hóa tại chỗ. Mặt khác, Zero-Knowledge Encryption chuyên về mã hóa dữ liệu cục bộ và giữ khóa mã hóa ẩn khỏi nhà cung cấp dịch vụ.

Bạn có thể sử dụng mã hóa Zero-Knowledge trong bất kỳ dịch vụ nào bảo vệ dữ liệu bằng mật khẩu. Nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây và trình quản lý mật khẩu sử dụng mã hóa Zero-Knowledge để cung cấp cho người dùng khả năng bảo mật tốt hơn.

Hơn nữa, với ứng dụng của bên thứ ba như Cryptomator, bạn có thể triển khai mã hóa Zero-Knowledge trên Google Drive, OneDrive, Dropbox hoặc bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây nào khác không đi kèm với tính năng mã hóa này.

Lợi ích của mã hóa Zero-Knowledge là gì?

Không ai có thể truy cập dữ liệu cá nhân của bạn - thậm chí cả nhà cung cấp dịch vụ
Không ai có thể truy cập dữ liệu cá nhân của bạn - thậm chí cả nhà cung cấp dịch vụ

Dưới đây là những lợi ích chính của việc triển khai Zero-Knowledge Encryption:

  • Không ai có thể truy cập dữ liệu cá nhân của bạn - thậm chí cả nhà cung cấp dịch vụ.
  • Bạn kiểm soát cách xử lý dữ liệu của mình vì dữ liệu được mã hóa cục bộ trên thiết bị của bạn trước khi đến máy chủ.
  • Bạn bảo vệ quyền riêng tư của mình vì không ai có thể thu thập, phân tích hoặc bán thông tin cá nhân của bạn.
  • Dữ liệu của bạn sẽ được bảo vệ, ngay cả trong các cuộc tấn công khắc nghiệt.
  • Ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ và nhà phát triển ứng dụng áp dụng mã hóa Zero-Knowledge do khả năng cung cấp quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ.

Nhược điểm của mã hóa Zero-Knowledge

Mọi thứ đều có hai mặt; mã hóa Zero-Knowledge cũng vậy. Mã hóa Zero-Knowledge cung cấp quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu vượt trội, nhưng nó cũng có một số nhược điểm.

Dữ liệu bị khóa nếu bạn quên mật khẩu

Một trong những hạn chế lớn nhất của việc sử dụng mã hóa Zero-Knowledge là bạn không thể truy cập dữ liệu của mình nếu quên khóa mã hóa và mã bí mật dành cho việc khôi phục. Nhà cung cấp dịch vụ không biết về mật khẩu/khóa mã hóa của bạn nên không thể giúp bạn khôi phục dữ liệu.

Mất khóa mã hóa có nghĩa là mất quyền truy cập vào dữ liệu của bạn. Nếu là người có “não cá vàng”, bạn cần phải hết sức cẩn thận khi triển khai mã hóa Zero-Knowledge.

Tốc độ truy cập dữ liệu chậm

Mã hóa Zero-Knowledge có thể làm chậm tốc độ truy cập dữ liệu. Các bước mã hóa bổ sung do mã hóa Zero-Knowledge có thể làm chậm quá trình tải xuống và upload dữ liệu lên bộ nhớ đám mây.

Tuy nhiên, khả năng bảo mật dữ liệu vượt trội được cung cấp bởi mã hóa Zero-Knowledge có thể bù đắp lại độ trễ này.

Ít tính năng

Việc triển khai mã hóa Zero-Knowledge thường ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Vì nhà cung cấp dịch vụ không có quyền truy cập vào dữ liệu của bạn nên một số tính năng, chẳng hạn như xem trước ảnh và tài liệu, có thể không hoạt động. Ngoài ra, nếu không thu thập dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ có thể không cung cấp được những giao diện trực quan.

Vì vậy, mã hóa Zero-Knowledge có thể không phải là lựa chọn phù hợp cho những người dùng thích sự tiện lợi hơn là bảo mật.

Thứ Ba, 01/11/2022 11:03
51 👨 448
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giải pháp bảo mật