Top hàm xử lý chuỗi hữu ích nhất của SQL

Chuỗi là kiểu dữ liệu được dùng để chứa thông tin dựa trên ký tự. Các hàm xử lý chuỗi được xác định trước. Bạn có thể dùng chúng để chỉnh sửa giá trị chuỗi và thực hiện nhiều hoạt động database.

Xử lý chuỗi trong SQL

Các hàm xử lý chuỗi xử lý thông tin, rồi trả về kết quả có thể là giá trị chuỗi hoặc số. Bạn sẽ dùng những hàm chuỗi tiêu chuẩn sau khi làm việc với SQL.

  • 0

    1. CONCAT()

    CONCAT() là một hàm phổ biến trong SQL Server. Bạn sẽ dùng nó để nối hai hoặc nhiều chuỗi hơn thành một. Hàm này lấy các chuỗi làm đầu vào và nối chúng thành một giá trị chuỗi đơn. Nó chấp nhận chuỗi và dấu tách làm đối số.

    Cú pháp:

    CONCAT(str1, str2)

    Ví dụ:

    SELECT CONCAT('Quantrimang', 'website')

    Giá trị trả về: “Quantrimangwebsite”.

    Lệnh SELECT là một trong số lệnh SQL thông dụng nhất. Bạn sẽ dùng nó để truy cập các bản ghi từ bảng database.

    Bạn có thể truy xuất dữ liệu theo điều kiện cụ thể trong hàm. Bạn cũng có thể dùng những lệnh khác như ORDER BY, WHERE, GROUP BY,… để chỉnh sửa database.

    Dạng khác của hàm CONCAT() là CONCAT_WS(). Hàm này lấy các chuỗi làm đầu vào và nối chúng thành một chuỗi đơn. Nhưng nó đặt một dấu tách giữa chúng. Dấu tách này thường là đối số đầu tiên.

    Ví dụ:

    SELECT CONCAT_WS(',', 'Quantrimang', 'website')

    Giá trị trả về: “Quantrimang,website”.

  • 0

    2. SUBSTRING()

    Hàm SUBSTRING() trả về một phần của chuỗi bắt đầu từ vị trí đã định. Nó lấy 3 đối số string, start, length. Length là tùy chọn.

    Cú pháp:

    SUBSTRING(str, start, len)

    Vị trí start bắt đầu ở index 1,(không phải 0, ở một số ngôn ngữ lập trình). Length (len) chỉ số ký tự để truy xuất. Độ dài phải luôn là một số dương.

    Ví dụ:

    SELECT SUBSTRING('abcde', 3, 2)

    Kết quả: “cd”.

  • 0

    3. LENGTH()

    Hàm LENGTH() trong SQL cung cấp độ dài của chuỗi. Nó lấy chuỗi làm đối số. Cú pháp là:

    LENGTH(str)

    Ví dụ, để tìm độ dài của tên ‘Quantrimang’, bạn sẽ viết hàm này như sau:

    SELECT LENGTH('Quantrimang')

    Kết quả: 11.

  • 0

    4. UPPER()

    Hàm này thay đổi tất cả ký tự trong một chuỗi sang viết hoa. Nó còn được gọi là UCASE() ở một số database. Cú pháp là:

    UPPER(str)

    Ví dụ, chuyển đổi câu “Tôi yêu Quantrimang.” sang viết hoa.

    SELECT UPPER('Tôi yêu Quantrimang!')

    Kết quả: “TÔI YÊU QUANTRIMANG!”

    SQL cũng có một hàm LOWER(). Hàm này chuyển đổi chuỗi sang chữ viết thường, đối lập với hàm UPPER().

  • 0

    5. TRIM()

    Hàm TRIM() loại bỏ khoảng cách xung quanh một chuỗi. Nó lấy chuỗi làm đối số. Cú pháp là:

    TRIM(str)

    Ví dụ:

    TRIM(' abcd ')

    Giá trị trả về: “abcd”.

    Bạn cũng có thể dùng TRIM() để loại bỏ những ký tự khác khỏi chuỗi bằng cú pháp sau:

    TRIM([{BOTH | LEADING | TRAILING} [remstr] FROM] str)

    Hàm này bao gồm các đối số đề cập tới vị trí nó hoạt động. Ví dụ, BOTH chỉ cả hai tiền tố và hậu tố của chuỗi. LEADING chỉ tiền tố và TRAILING chỉ hậu tố. Phần chuỗi được loại bỏ cũng bao gồm [remstr].

    Ví dụ:

    SELECT TRIM(LEADING 'a' FROM 'aaaaabcdaaa')

    Kết quả: "bcdaaa".

    Bạn cũng có thể dùng hàm RTRIM() để loại bỏ các ký tự từ bên phải của chuỗi. LTRIM() loại bỏ ký tự ở bên trái.

  • Trên đây là top hàm xử lý chuỗi được dùng nhiều nhất trong SQL bởi chúng vô cùng hữu ích. Tất nhiên vẫn có nhiều hàm chuỗi khác trong SQL. Hãy chia sẻ cùng Quantrimang những hàm chuỗi của SQL mà bạn hay dùng nhất nhé!

Thứ Tư, 02/08/2023 09:19
51 👨 2.331
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ SQL