Top công cụ lập trình Java tốt nhất cho bạn tăng hiệu quả làm việc

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được sử dụng để phát triển các ứng dụng mobile khác nhau và trong lập trình web. Hiện có nhiều công cụ sẵn có trên thị trường để quản lý Java. Phần mềm này hỗ trợ tạo, kiểm tra và triển khai trong Java. Dưới đây là những công cụ lập trình Java tốt nhất cho các lập trình viên.

Công cụ Java

  • 0

    1. NetBeans

    NetBeans là một công cụ Java backend miễn phí. Nó là một IDE cho Java, được dùng để phát triển web, mobile và ứng dụng desktop. Phần mềm có mã nguồn mở, tạo một nhóm thành phần phần mềm được gọi là mô đun.

    NetBeans là môi trường phát triển tích hợp (IDE) mã nguồn mở để phát triển với Java, PHP, C++ và các ngôn ngữ lập trình khác. NetBeans còn được gọi là nền tảng gồm các thành phần mô-đun được sử dụng để phát triển các ứng dụng máy tính để bàn Java.

    NetBeans được code bằng Java và chạy trên hầu hết các hệ điều hành có Java Virtual Machine (JVM), bao gồm Solaris, Mac OS và Linux.

    NetBeans quản lý các tính năng và thành phần nền tảng sau:

    • Thiết lập người dùng
    • Các cửa sổ (vị trí, giao diện, v.v...)
    • Thư viện trực quan NetBeans
    • Lưu trữ
    • Công cụ phát triển tích hợp
    • Trình hướng dẫn framework

    NetBeans sử dụng các thành phần, còn được gọi là mô-đun, để cho phép phát triển phần mềm. NetBeans tự động cài đặt các mô-đun và cho phép người dùng tải xuống những tính năng cập nhật cũng như các bản nâng cấp được xác thực bằng kỹ thuật số.

    Các mô-đun NetBeans IDE bao gồm NetBeans Profiler, công cụ thiết kế giao diện người dùng đồ họa (GUI) và NetBeans JavaScript Editor.

    Khả năng tái sử dụng framework NetBeans giúp đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng desktop Java Swing, cung cấp khả năng mở rộng nền tảng cho các nhà phát triển bên thứ ba.

    Tính năng chính:

    • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, HTML và JavaScript.
    • Có thể dùng nó trên bất kỳ kiểu thiết bị như Windows, Mac hoặc Linux.
    • Trong NetBeans IDE, nó cung cấp hỗ trợ cho lập trình viên PHP và C++.

    Ưu điểm:

    • Tính năng chỉnh sửa giúp cải thiện chất lượng code.
    • Hỗ trợ tất cả công nghệ Java.

    Nhược điểm:

    • Khó học với người mới bắt đầu.

    Giá: Hoàn toàn miễn phí vì nó là một công cụ mã nguồn mở.

  • 0

    2. Apache Maven

    Apache Maven là một công cụ quản lý dự án phần mềm và tự động xây dựng mã nguồn mở, được dùng để build, quản lý và triển khai các dự án tốt hơn. Công cụ này chủ yếu dành cho lập trình Java.

    Tính năng chính:

    • Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển plugin.
    • Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình như C, C++, Tcl, Python.
    • Hỗ trợ cách dùng JAR và các kiểu phụ thuộc khác.

    Ưu điểm:

    • Có điều kiện gỡ lỗi và hợp tác tốt hơn.
    • Hỗ trợ sử dụng repository trung tâm bằng cách thúc đẩy tái sử dụng code và hỗ trợ các phần phụ thuộc khác.

    Nhược điểm:

    • Khó dùng với người mới bắt đầu và hiểu về chu kỳ hoạt động của Maven

    Giá: Miễn phí

  • 0

    3. Site 24*7

    Site 24*7 là một giải pháp giám sát bởi AI cho các ứng dụng trên điện toán đám mây. Nó là một công cụ dựa trên web, được dùng để theo dõi web, ứng dụng và máy chủ của các tổ chức lớn và nhỏ. Nó bao gồm một hệ thống cảnh báo mạnh mẽ và giao diện thân thiện người dùng.

    Tính năng chính:

    • Hỗ trợ giám sát web, đám mây, mạng, ứng dụng và server.
    • Cung cấp giám sát người dùng tại thời gian thực.
    • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ như Ruby, Java, PHP, NodeJs, Python và .NET.

    Ưu điểm

    • Cung cấp một nhóm tính năng bao gồm quản lý SLA, truy cập mobile, giám sát và phân tích nguyên nhân tận gốc.
    • Có thể mở rộng và tích hợp với các giải pháp SaaS.

    Nhược điểm

    • Giao diện khó nhìn.
    • UI cần cải thiện nhiều.

    Giá: Miễn phí dùng thử trong 30 ngày, giá khởi điểm 9USD/tháng.

  • 0

    4. ManageEngine Application Manager

    ManageEngine Application Manager là một công cụ ứng dụng, cho phép người vận hành và quản trị IT có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp và phát hiện vấn đề ảnh hưởng tới người dùng của ứng dụng.

    Tính năng chính:

    • Cung cấp plugin hỗ trợ cho APM và OpManager.
    • Cung cấp các tính năng như quản lý lỗi, mapping phần phụ thuộc, phân tích ứng dụng…
    • Hỗ trợ khách hàng được cung cấp qua email, điện thoại và trò chuyện.

    Ưu điểm:

    • Hiển thị hiệu suất của server và ứng dụng tại thời gian thực .
    • Giám sát tích cực giúp giải quyết các sự cố.

    Nhược điểm:

    • Giao diện chưa thân thiện người dùng.
    • Quá trình cài đặt tốn thời gian.

    Giá: Miễn phí 30 ngày sử dụng, giá khởi đầu từ 395USD..

  • 0

    5. JUnit

    JUnit là một framework thử nghiệm đơn vị mã nguồn mở, được dùng bởi các lập trình viên để tạo các trường hợp thử nghiệm và dùng để kiểm tra code. Nó tích hợp sẵn một trình báo cáo mà có thể in kết quả của các trường hợp test.

    Tính năng chính:

    • JUnit cung cấp chú thích để xác định các phương thức kiểm tra.
    • Hỗ trợ plugin cho các báo cáo dự án và Gradle.
    • Hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ lập trình, như React, Java, Go, Python…

    Ưu điểm:

    • Cung cấp trình chạy kiểm tra thử nghiệm.
    • Cung cấp xác nhận kiểm tra kết quả, cho phép bạn viết code nhanh hơn so với một số công cụ khác.

    Nhược điểm:

    • Không hỗ trợ kiểm tra các tham số và nhóm.
    • Tốc độ chạy test khác nhau và tốn thời gian.

    Giá: Mã nguồn mở nên miễn phí sử dụng

Thứ Năm, 19/10/2023 08:04
31 👨 362
0 Bình luận
Sắp xếp theo