Cách tìm các phiên bản khác của hình ảnh trên Google

Hãy tưởng tượng bạn đang lướt web bằng Google Chrome và phát hiện ra một hình ảnh trực tuyến khá thú vị muốn lưu về máy. Bạn thắc mắc không biết liệu hình ảnh này còn có các phiên bản kích thước khác không? Hay nguồn gốc thực của hình ảnh này là từ đâu? Phải làm thế nào?

Chrome có thể giúp bạn dễ dàng thực hiện các truy vấn tìm kiếm “đảo ngược” đối với một hình ảnh trực tuyến vô cùng nhanh chóng. Tính năng này cho phép bạn tìm kiếm các phiên bản kích thước khác nhau của cùng một hình ảnh, cũng như tìm kiếm nguồn gốc của hình ảnh đó chỉ với một vài cú nhấp chuột đơn giản. Đây là cách thực hiện.

Trước tiên, hãy mở Google Chrome và điều hướng đến một trang web có hình ảnh mà bạn muốn “điều tra” thông tin. Nhấp chuột phải vào hình ảnh và chọn “Tìm kiếm hình ảnh trên Google” (Search Google for image) trong menu xuất hiện.

Nhấp vào Search Google for image

Lập tức, bạn sẽ tự động được đưa đến trang tìm kiếm hình ảnh chuyên dụng của Google để thực hiện truy vấn ngược đối với hình ảnh bạn đã chọn bằng cách sử dụng chính nó làm dữ liệu nguồn vào — tức là bạn sẽ không cần upload ảnh hoặc dán URL như thông thường.

Để tìm các phiên bản kích thước khác của hình ảnh đã chọn, bạn hãy tìm tiêu đề “Tìm các kích thước khác của hình ảnh này” (Find other sizes of this image) bên cạnh hình thu nhỏ của nó, và nhấp vào một trong các lựa chọn có sẵn. Trong ví dụ của này, tôi đã nhấp chọn “Tất cả các kích thước” (All sizes).

Chọn một trong các tùy chọn

Sau đó, bạn sẽ thấy một màn hình chứa đầy các hình thu nhỏ tương ứng với các phiên bản kích thước khác nhau của hình ảnh gốc mà bạn đã chọn. Những hình ảnh này được tổng hợp từ nhiều trang web khác nhau trên internet, và hoàn toàn giống hệt với hình ảnh gốc của bạn - điểm khác biệt duy nhất chỉ là kích thước ảnh.

Trên trang này, bạn có thể nhấp qua từng kết quả để tìm kích thước phù hợp mà mình muốn. Hoặc bạn cũng có thể nhấp vào “Công cụ > Kích thước” (Tools > Size) trên thanh công cụ để lọc hình ảnh tự động theo kích thước.

Trang kết quả trả về

Nếu bạn muốn tìm kiếm nguồn gốc của hình ảnh, hãy quay trở về trang kết quả tìm kiếm hình ảnh gốc và duyệt qua danh sách. Tìm ngày sớm nhất bên cạnh mỗi danh sách. Trong ví dụ, nguồn cũ nhất là “ngày 27 tháng 3 năm 2018,” được tác giả đăng trên Twitter. Vì vậy, đây có thể được coi là nguồn gốc của bức ảnh.

Tìm hình ảnh theo thời gian

Trong trường hợp này, nó là một bức ảnh ban đầu được đăng lên Twitter vào năm 2018 và sau đó được sử dụng để minh họa cho một bài báo khác xuất bản năm 2020.

Ảnh gốc

Lưu ý rằng những mốc thời gian này là do từng trang web tự quyết định, và Google chỉ đơn giản là tổng hợp lại số liệu mà thôi. Trong trường hợp hình ảnh được phát tán quá rộng rãi, có thể rất khó để tìm ra nguồn gốc thực sự của nó.

Thứ Ba, 30/03/2021 21:09
52 👨 859
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Google Chrome