Chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ mạng 4G khi mà lần lượt các nhà mạng đều chính thức phủ sóng đến người dùng. Theo thống kê của nhà mạng Viettel, đã có khoảng 10% thuê bao di động tại Việt Nam chuyển sang sử dụng mạng 4G. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều có những nhìn nhận đúng về dịch vụ 4G. Từ nhận định mạng 4G giá cao, vùng sâu vùng xa chắc không có 4G, 4G không nhanh hơn 3G là mấy, đến việc cho rằng điện thoại không hỗ trợ 4G là những hiểu lầm phổ biến nhất về 4G mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Hãy cùng điểm lại những sự nhầm lẫn về 4G mà không ít người vẫn cố tin qua bài viết dưới đây nhé.
Mạng 4G không nhanh hơn 3G là mấy
Thật khó để định lượng tốc độ Internet, bởi các nhu cầu cơ bản như lướt Facebook, đọc báo, xem phim online,... rất khó cảm nhận được. Thế nhưng nếu người dùng là một tín đồ mua sắm trực tuyến, chơi game,… thì sẽ cảm nhận được giá trị tốc độ mạng rõ rệt hơn, nhất là khi bạn mua vé máy bay giá rẻ hoặc săn đồ giảm giá trên các website nước ngoài.
Một điểm cộng ở 4G được dân công nghệ đánh giá cao là việc kết nối nhanh, ổn định, hiệu năng xử lý của điện thoại thông minh được cải thiện. Nhờ đó thiết bị đỡ hao pin hơn, và người dùng không phải lúc nào cũng lo lắng tìm kiếm chỗ sạc hoặc kè kè cục pin dự phòng. Hai yếu tố trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định lựa chọn mạng 4G của giới công nghệ. Theo đó, nhà mạng nào có mạng lưới 4G rộng khắp, công nghệ phủ sóng hiện đại thì được ưu tiên lựa chọn.
Mạng 4G giá cao
Có thể nhiều người không để ý, nhưng hiện nay tất cả các nhà mạng đều cho phép người dùng lựa chọn những gói cước khác nhau dành cho dịch vụ 4G, dao động từ 60 đồng/MB đến 90.000 đồng/3GB. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn gói cước theo đơn giá dùng hàng ngày hoặc trả phí theo tháng đều được. Một ví dụ minh chứng, nếu chọn gói cước Mimax4G của Viettel, người dùng chỉ phải trả 3.000 đồng/ngày hoặc tương đương 30 đồng/MB.
Vậy mạng 4G so sánh với chính dịch vụ 3G các nhà mạng đang cung cấp thì sao? Trái với suy nghĩ của nhiều người, 4G đang có mức giá rẻ hơn khá nhiều. Lại ví dụ tại Viettel, khi so sánh gói cước Mimax 3G (70.000 đồng được 600MB) với gói cước Mimax4G (90.000 đồng được 3GB tốc độ cao) thì có phải 4G đang có giá rẻ hơn 3G tới 4 lần đúng không nào.
Giá dịch vụ 4G tại Việt Nam càng “mềm” hơn khi so sánh với các nước trong khu vực. Được biết, ở nước ngoài người dùng phải mất khoảng hơn 1 triệu đồng mới có thể mua sim 4G. Còn ở Việt Nam việc đổi sim 4G đang diễn ra hoàn toàn miễn phí.
Điện thoại không hỗ trợ 4G
Lầm tưởng phổ biến mà một số người hay truyền tai nhau đó là điện thoại không hỗ trợ 4G. Họ cho rằng thay vì mất tiền sắm điện thoại mới để dùng 4G thì trung thành với 3G còn hơn. Chính vì suy nghĩ này nên nhiều người vẫn nói không với 4G, thực tế 4G đã quá cũ với thế giới rồi, chẳng qua là nó mới phổ biến ở Việt Nam thôi. Phần lớn những chiếc máy chính hãng, máy xách tay bây giờ đều hỗ trợ 4G. Các thiết bị khá là rẻ nên 4G cũng không tốn kém như bạn nghĩ.
Vùng sâu vùng xa chắc không có mạng 4G
Cùng với tư tưởng 4G là dịch vụ "sang chảnh" nên nhiều người nghĩ nó không hỗ trợ khi về quê. Nhưng với mạng 4G Viettel, chỉ vỏn vẹn trong vòng 6 tháng, gần như nhà mạng này đã hoàn thiện mạng lưới toàn quốc, tới cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Các nhà mạng khác cũng đã được phủ sóng ở rất nhiều tỉnh thành. Việc hòa mạng 4G đã giúp mọi người được tiếp cận tri thức trên Internet một cách bình đẳng (điều mà các công nghệ trước đây như Wimax, 3G chưa làm được). Đặc biệt, 4G là một dịch vụ không thể thiếu trong mỗi hành trình đi phượt của các phượt thủ ở những vùng hẻo lánh. Mạng 4G làm tốt nhiệm vụ tra cứu bản đồ, địa chỉ nhà hàng, khách sạn, livestream trên Facebook,... nhờ sóng khỏe.
Trên đây là 4 lầm tưởng về mạng 4G mà chúng ta vẫn thường gặp phải, thật đáng tiếc nếu chỉ vì những hiểu lầm cơ bản này mà người dùng không sử dụng 4G để trải nghiệm những điều thú vị mà nó mang lại.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin bổ ích đối với bạn.
Xem thêm: