Bạn có thể không kiểm tra trang Facebook hoặc Twitter của mình trong bao lâu? Theo các chuyên gia, 28% người dùng iPhone kiểm tra mạng xã hội của mình trước khi ra khỏi giường và 18% không thể làm gì đó quá ba giờ, mà không kiểm tra những gì đang xảy ra trên mạng xã hội. Hiện có hơn 2 tỷ người dùng mạng xã hội và 2 mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là Facebook và Twitter.
Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều cuộc tranh luận về việc sử dụng mạng xã hội quá mức là một loại rối loạn nghiện Internet - Internet addiction disorder (IAD), một triệu chứng của rối loạn khác, hay chỉ là một thói quen xấu. Nghiện bất cứ thứ gì biểu hiện bằng việc thiếu khả năng kiểm soát các xung động, vì vậy việc sử dụng quá mức bất cứ thứ gì, chẳng hạn như mạng xã hội, cũng được coi là một chứng rối loạn kiểm soát xung động. Khi có nhiều chuyên gia y tế tại Hoa Kỳ nghĩ sử dụng mạng xã hội quá mức là triệu chứng của một căn bệnh khác, chứ không phải là một rối loạn thực sự, thì các quốc gia khác, chẳng hạn như Hàn Quốc và Trung Quốc, lại đưa ra hệ thống phân loại IAD của riêng mình.
Nghiện mạng xã hội là một cụm từ đôi khi được sử dụng để chỉ một người nào đó dành quá nhiều thời gian vào việc sử dụng Facebook, Twitter và các hình thức mạng xã hội khác, để các mạng xã hội này can thiệp quá sâu vào các khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày.
Không có sự công nhận y tế chính thức về việc, nghiện mạng xã hội là một căn bệnh hay một triệu chứng rối loạn. Tuy nhiên, một loạt các hành vi liên quan đến việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc thảo luận và nghiên cứu.
Nghiện mạng xã hội là gì và làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Định nghĩa nghiện mạng xã hội
Nghiện thường đề cập đến hành vi cưỡng chế dẫn đến tác động tiêu cực. Khi lên cơn nghiện, người bị nghiện cảm thấy bắt buộc phải làm một số hoạt động nhất định, đến nỗi chúng trở thành thói quen có hại, sau đó gây trở ngại cho các hoạt động quan trọng khác, tại nơi làm việc hoặc trường học.
Trong bối cảnh đó, một người nghiện mạng xã hội có thể được coi là một người có khuynh hướng sử dụng mạng xã hội vượt quá mức độ bình thường. Ví dụ, liên tục kiểm tra cập nhật trạng thái Facebook hoặc "theo dõi" profile của mọi người trên Facebook trong nhiều giờ liền.
Nhưng thật khó để biết khi nào thì một hoạt động trở thành một sự phụ thuộc, và vượt qua ranh giới giữa một thói quen có hại và gây nghiện. Vậy dành ba giờ một ngày trên Twitter, để đọc các tweet ngẫu nhiên từ người lạ, có nghĩa là bạn đang nghiện Twitter không? Nếu bạn dành đến năm giờ thì sao? Bạn có thể cho rằng mình chỉ đọc tin tức chính hoặc cần thiết trong lĩnh vực liên quan đến công việc của bạn, đúng không?
Các nhà nghiên cứu tại đại học Chicago kết luận rằng, nghiện mạng xã hội có thể còn dữ dội hơn nghiện thuốc lá và rượu bia, sau một thử nghiệm mà trong đó họ ghi lại cảm giác lên cơn nghiện của hàng trăm người trong vài tuần. Nghiện mạng xã hội được xếp hạng trước cả việc thèm thuốc lá và rượu.
Và tại đại học Harvard, các nhà nghiên cứu dùng các máy MRI chức năng để quét não của những người làm thí nghiệm, và xem điều gì xảy ra khi họ nói về bản thân, đó là phần quan trọng trong những gì mọi người thường làm trên các mạng xã hội. Họ thấy rằng việc tự tiết lộ thông tin kích thích các trung tâm giải trí của não bộ, giống như tình dục và thực phẩm.
Rất nhiều bác sĩ đã quan sát thấy các triệu chứng lo âu, trầm cảm và một số rối loạn tâm lý ở những người dành quá nhiều thời gian trực tuyến, nhưng có rất ít bằng chứng chứng minh được rằng mạng xã hội hoặc sử dụng Internet gây ra các triệu chứng này, và nghiện mạng xã hội cũng vậy.
Hôn nhân và mạng xã hội
Trong khi đó, các nhà xã hội học và tâm lý học đã khám phá tác động của mạng xã hội lên các mối quan hệ trong thế giới thực, đặc biệt là hôn nhân, và một số người đã đặt câu hỏi liệu việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội có thể tác động gì tới việc ly hôn hay không.
Tạp chí Wall Street Journal đã báo cáo rằng 1 trong 5 cuộc hôn nhân bị hủy hoại bởi Facebook, nhưng lưu ý rằng dường như không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào trực tiếp chứng minh điều đó.
Sherry Turkle, một nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts, đã viết nhiều về tác động của mạng xã hội lên các mối quan hệ, và về lý thuyết, mạng xã hội thực sự làm suy yếu mối quan hệ giữa con người. Trong cuốn sách của mình, Alone Together: Why We Expect More from Technology and Less from Each Other, cô biên soạn một số tác động tiêu cực của việc liên tục kết nối với công nghệ, và làm mọi người cảm thấy cô đơn hơn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác lại kết luận rằng mạng xã hội có thể làm cho mọi người cảm thấy bản thân tốt hơn và kết nối nhiều hơn với xã hội.
Rối loạn nghiện Internet
Một số người cho rằng việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội đơn giản là hình thức mới nhất của "Rối loạn nghiện Internet", một hiện tượng đã thu hút sự chú ý từ những năm 1990, khi việc sử dụng Internet bắt đầu lan rộng. Thậm chí lúc đó, mọi người cho rằng việc sử dụng Internet quá nhiều có thể làm giảm hiệu suất tại nơi làm việc, trong trường học và trong các mối quan hệ gia đình.
Gần 20 năm sau, vẫn không có sự đồng thuận rằng việc sử dụng quá nhiều Internet hoặc các mạng xã hội là một loại bệnh lý hoặc nên được coi là một loại rối loạn y tế. Một số người đã yêu cầu Hiệp hội tâm lý Mỹ thêm nghiện Internet vào tài liệu y tế chính thức về các loại chứng rối loạn, nhưng APA đã từ chối việc này.
Tuy nhiên, nếu bạn tự hỏi, liệu bạn có đang dành quá nhiều thời gian trực tuyến hay không, hãy thử thực hiện việc kiểm tra việc nghiện Internet để có kết quả chính xác.
Thói quen xấu hay bị nghiện?
Rất khó để xác định việc sử dụng mạng xã hội quá mức chỉ là thói quen xấu hay là một loại bệnh rối loạn, chẳng hạn như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Theo một nghiên cứu, hướng dẫn chính thức dựa trên việc chẩn đoán lâm sàng và các tiêu chí khoa học, không xác định việc nghiện như một loại rối loạn cụ thể ban đầu. Một số triệu chứng được coi là một phần của rối loạn nghiện, do nhiều chuyên gia y tế đưa vào trong hướng dẫn này, và là triệu chứng của một căn bệnh khác, chẳng hạn như rối loạn nhân cách.
Trong một bài viết khác, tác giả nói rằng không có đủ thông tin vững chắc để kết luận rằng, nghiện mạng xã hội là một loại rối loạn tâm thần hoặc một loại bệnh, vì không có tiêu chí phổ quát cho các triệu chứng nghiện mạng xã hội. Tuy nhiên, sự thật cho thấy nghiện mạng xã hội là một quá trình sử dụng Internet quá mức và mang tính gây hại. Những người sử dụng mạng xã hội ở mức độ này đã được báo cáo là có gây ra các tác động tiêu cực đến cuộc sống và công việc của họ.
Một nghiên cứu được thực hiện bao gồm các bài kiểm tra "Beck's Anxiety Inventory (BAI), Beck's Depression Inventory (BDI), Young's Internet Addiction Test (IAT) và BIS-11, South Oaks Gambling Screen (SOGS)", cho thấy sự giảm kiểm soát cảm xúc ở những người nghiện mạng xã hội. Trong thực tế, các thụ thể dopamin D2 giảm xuống đáng kể ở những người nghiện mạng xã hội. Tầm quan trọng của phát hiện này là cho thấy bằng chứng việc nghiện mạng xã hội có tác động đến thần kinh.
Các thực tế về khoa học
Tương tự, nhiều nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng từ (fMRI) đã báo cáo hoạt động ở các vùng não khác nhau của người chơi game quá mức, so với những người chơi có chừng mực, trong việc phản ứng lại các tín hiệu trong game. Với cùng một mã thông báo và các khu vực được kích hoạt trên não bộ giống nhau, kết quả cho thấy mức độ kích thích tăng lên ở những bệnh nhân lạm dụng chất kích thích, vì có một số tín hiệu gây ra cảm giác thèm thuồng ở họ. Thêm một bằng chứng cho việc này là, khi bệnh nhân dùng một số loại thuốc dành cho các rối loạn gây nghiện, như bupropion, mức độ kích thích trong não giảm, và việc bệnh nhân thèm sử dụng mạng xã hội cũng giảm xuống.
Theo một nghiên cứu khác, việc sử dụng mạng xã hội quá mức là một vấn đề nghiêm trọng đối với 6% đến 11% người dùng Internet ở Hoa Kỳ. Nếu cộng đồng y tế tiếp tục tin rằng việc nghiện mạng xã hội không phải là một rối loạn y tế thực sự, những người bị rối loạn này sẽ không thể có được sự điều trị cần thiết, để kiểm soát cảm xúc của họ và sống một cuộc sống bình thường. Để nhận được sự công nhận đầy đủ trong ngành tâm thần, việc nghiện mạng xã hội cần phải được coi là một tình trạng tâm thần thực sự, hơn là một triệu chứng rối loạn đơn thuần.
Tổng quan
Các lập luận về việc nghiện mạng xã hội là một rối loạn tâm lý thực sự không phải là không chính xác, cũng không phải quá xa vời khi tin rằng, nhiều cá nhân trên toàn thế giới đang bị bệnh này. Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, nhằm thuyết phục mọi người rằng việc nghiện mạng xã hội thực sự là một căn bệnh tâm lý nghiêm trọng, cần điều trị. Nếu không được điều trị, những người bị nghiện mạng xã hội sẽ tiếp tục tạo ra các xung đột với các hoạt động khác, chẳng hạn như học tập, công việc và xã hội. Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng việc nghiện mạng xã hội sở hữu tất cả các tiêu chí mô tả triệu chứng nghiện thông thường. Một số tiêu chí này bao gồm:
- Sử dụng mạng xã hội nhiều hơn bình thường
- Luôn bận tâm tới các mạng xã hội
- Cảm thấy bứt rứt khi không sử dụng mạng xã hội
- Cố gắng ngừng hoặc giảm mức sử dụng mạng xã hội nhiều lần mà không thành công
- Thèm sử dụng mạng xã hội
- Mất hứng thú với các hoạt động khác
- Tiếp tục sử dụng mạng xã hội bất chấp hậu quả tiêu cực
- Sử dụng mạng xã hội để giảm bớt tâm trạng xấu
- Nói dối về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội của họ
Như đã nêu trong một bài viết của Hinics, một số khó khăn trong việc xác định nghiện mạng xã hội gây nhầm lẫn hoàn toàn. Có một số đề xuất hấp dẫn, trong cuộc tranh luận về việc liệu nghiện mạng xã hội có trở thành một bệnh lý thực sự hay không, đó là:
- Cung cấp các tiêu chí chẩn đoán rõ ràng
- Xác định danh sách các triệu chứng cụ thể
- Liệt kê các danh mục phụ
- Tìm các công cụ chính xác nhất để chẩn đoán việc nghiện mạng xã hội
Ba loại nghiện Internet
Một chuyên gia y tế khác giải thích rằng, nghiện Internet có 3 loại, đó là chơi game, bận tâm tới vấn đề tình dục và nhắn tin quá mức. Ngoài ra, ông tuyên bố rằng tất cả các loại nghiện Internet này đều xuất phát từ việc sử dụng mạng xã hội quá mức hoặc có vấn đề, dựa vào một số tiêu chí. Các tiêu chí này gồm: Tăng dần số lượng thời gian sử dụng mạng xã hội, xuất hiện các triệu chứng mắc nghiện và bỏ qua hoặc phủ nhận hậu quả tiêu cực. Tương tự, đây cũng là một vài triệu chứng của rối loạn lạm dụng thuốc.
Một nghiên cứu cho thấy nghiện mạng xã hội thực sự là gốc rễ của việc làm sức khỏe tâm lý kém hơn, qua một trong những nghiên cứu kéo dài bốn năm, nghiên cứu các đối tượng ở tuổi vị thành niên (cấp 2 và cấp 3). Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy thanh thiếu niên, ban đầu không có rối loạn sức khỏe tâm thần, có khả năng dương tính với bệnh trầm cảm cao gấp 2,5 lần, sau 9 tháng tham gia nghiên cứu. Một phần khác của cùng một nghiên cứu kết luận rằng cả nam và nữ đều có khả năng bị nghiện Internet, nhưng sự lựa chọn hành vi Internet của họ rất khác nhau. Các bạn nam trong nghiên cứu này đã chọn các trang chơi game và web người lớn thường xuyên, trong khi các bạn nữ thích chọn email và các trang mạng xã hội hơn, chẳng hạn như Facebook và Twitter (Ciarrochi et al., 2015).
Dấu hiệu nghiện mạng xã hội
Ngay cả khi nghiện mạng xã hội không được chuẩn đoán chính thức, có một số dấu hiệu nghiện có thể giúp bạn xác định xem có ai đó có vấn đề hay không. Một số dấu hiệu cho thấy một người nghiện mạng xã hội bao gồm:
- Dành nhiều thời gian hơn cho các trang mạng xã hội
- Suy nghĩ về các trang mạng xã hội ngay cả khi không trực tuyến
- Cảm thấy một nhu cầu rất lớn trong việc chia sẻ điều gì đó trên trang Facebook hoặc các trang mạng xã hội khác
- Lo lắng hoặc căng thẳng nếu bạn không thể ở trạng thái trực tuyến trong một khoảng thời gian nhất định
- Đang cố gắng cắt giảm việc sử dụng mạng xã hội
- Sử dụng mạng xã hội đang gây ra tác động tiêu cực đến cuộc sống, các mối quan hệ ở trường học hoặc cơ quan
Các tranh chấp về việc sử dụng mạng xã hội quá mức hoặc có vấn đề có thực sự là một rối loạn hay chỉ là một tác dụng phụ của rối loạn khác, chẳng hạn như trầm cảm lâm sàng, rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD), hoặc rối loạn lưỡng cực, dường như không có điểm kết thúc. Trong thực tế, cả hai bên đều có luận cứ thuyết phục, với rất nhiều nghiên cứu và những bằng chứng rõ ràng về từng khía cạnh. Vậy ai mới là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất? Đó là những người bị ảnh hưởng từ việc sử dụng Internet quá mức hoặc có vấn đề và không thể tìm ra cách giải quyết vấn đề, nếu không có sự đồng thuận giữa các chuyên gia.
Hơn nữa, không chỉ sức khỏe tâm thần đang bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng mạng xã hội quá mức. Đã có những nghiên cứu cho thấy một số sinh viên đại học gặp phải những vấn đề về sức khỏe thể chất, chẳng hạn như chứng béo phì và rối loạn giấc ngủ. Thực tế, rối loạn tâm lý trầm cảm, rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD) và rối loạn hành vi, như lạm dụng thuốc và rượu, cũng như tự gây thương tích có thể là hậu quả của việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Đó cũng là những gì nhiều chuyên gia đang xem xét về việc nghiện mạng xã hội.
Những gì đang được thực hiện để xử lý việc nghiện mạng xã hội?
Tóm lại, cần nhiều thông tin hơn để xác định xem nghiện mạng xã hội có phải là bệnh lý thực sự hay không, vì các tiêu chí để công nhận chứng rối loạn này không được chấp nhận rộng rãi. Ở các nước châu Á như Hàn Quốc và Trung Quốc, việc chẩn đoán nghiện mạng xã hội đã được chấp nhận như một bệnh lý thực sự, và những người bị rối loạn đang tìm kiếm cách giảm các triệu chứng nghiện của họ bằng thuốc và các liệu pháp trị liệu. Trong khi các chuyên gia y tế quyết định liệu nghiện mạng xã hội có phải là rối loạn thực sự hay không, những chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý vẫn cần phải có sự đồng thuận để phân biệt các loại bệnh nhân, mức độ hoặc tiến triển của rối loạn, và quan trọng nhất, cách điều trị rối loạn.
Bạn có thể làm gì?
Nếu bạn tin rằng bạn có thể bị nghiện mạng xã hội, có những người bạn có thể chia sẻ về điều này. Trong thực tế, bạn thậm chí không phải rời khỏi nhà, bởi vì bạn có thể nói chuyện trực tuyến với các chuyên gia, để xác định xem bạn có thực sự gặp vấn đề và cần điều trị hay không. BetterHelp.com là nguồn cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần lớn nhất trên thế giới và có hơn 2.000 nhân viên tư vấn, chuyên gia trị liệu và nhà tâm lý học được cấp phép. Dịch vụ của họ sẵn sàng phục vụ 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần để bạn có thể liên hệ với họ một cách thuận tiện nhất.
Xem thêm: