Nghiện game có những dấu hiệu gì? Liệu bạn có phải là một người nghiện game

Chơi game hiện nay là một hình thức giải trí được rất nhiều các bạn trẻ ưa chuộng sau những giờ học hay giờ làm căng thẳng. Đối với mỗi độ tuổi, giới tính khác nhau lại có những tựa game phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. Thế nhưng, nếu bạn không biết kiểm soát thời gian dành cho game thì bạn rất dễ trở thành một “con nghiện” game chính hiệu lúc nào không hay.

Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Người bệnh phải chơi game một cách cưỡng bức và tách rời bản thân khỏi gia đình, bạn bè, những mối quan hệ xã hội khác lơ là học tập, tập trung hầu hết thời gian vào việc làm sao để có thể đạt được thành tích cao nhất trong các trò chơi game.

Nghiện game có tác hại vô cùng khủng khiếp, nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến não bộ, gây nên chứng rối loạn tâm lý như trầm cảm hay tâm thần phân liệt.

Nghiện game, hay còn được gọi là "gaming addiction", được xếp vào những dạng rối loạn tâm lý với những biểu hiện sau đây, theo tài liệu chính thức của WHO:

"Rối loạn chơi game được định nghĩa bởi những hành vi chơi game online hoặc offline thỏa mãn những tiêu chỉ sau:

1. Không điều khiển được bản thân khỏi game, ví dụ như địa điểm, tần suất, thời gian chơi.

2. Người bệnh coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống.

3. Bất chấp hậu quả tiêu cực xảy đến, game vẫn trở thành thứ tiên quyết trong cuộc sống của người bệnh.
Những hành vi kể trên phải là những thành tố gây ra những hậu quả tiêu cực xảy đến cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục, công việc hay những khía cạnh quan trọng khác trong cuộc sống của người bệnh. Giai đoạn lạm dụng game có thể kéo dài, mới xảy ra hoặc theo mùa, không có thời gian cố định. Để được xếp vào rối loạn chơi game, quá trình lạm dụng game và những tính năng của game phải kéo dài trong vòng ít nhất là 12 tháng, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cá biệt phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ trầm trọng của hậu quả do chứng rối loạn này gây ra."

Những đối tượng tượng nghiện game không chỉ dừng lại ở giới trẻ mà nó đến từ nhiều lứa tuổi, tầng lớp xã hội khác nhau như học sinh, sinh viên, người đi làm, thậm chí là những vị sếp khó tính hằng ngày ở cơ quan bạn. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nghiện game và chính bạn cũng vậy. Vậy làm sao để biết mình hoặc những người bạn xung quanh mình là một con nghiện game?

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn một vài dấu hiệu để nhận biết một con nghiệm game thực thụ, hãy cùng xem để giúp mình cũng như những người bạn thoát khỏi tình trạng này nhé.

1. Chơi game hàng giờ đồng hồ và luôn nhắc về game

Chơi game hàng giờ đồng hồ và luôn nhắc về game

Đối với người bình thường, thì họ sẽ chơi game trong một khoảng thời gian nhất định hoặc sẽ nhanh chán. Ngược lại, với những con nghiện game họ lại có niềm say mê với game, họ chơi hàng chục giờ liên tục không ngừng nghỉ, không chỉ game trên máy tính mà còn game trên điện thoại. Những người nghiện game thường không định hình được khoảng thời gian mình đã chơi là bao lâu, chính điều này dẫn đến nhiều người kiệt sức ngay trên bàn máy tính.

Trong tâm trí những người nghiện game luôn xuất hiện hình ảnh những nhân vật trong trò chơi bất kể khi nào, kể cả khi họ đang ăn hay ngủ, luôn ảo tưởng về sức mạnh của mình như nhân vật trong game. Cứ mở miệng ra là nhắc về game, về những nhân vật trong game thì đây chính là một con nghiện game thực thụ.

2. Không tiếc tiền đầu tư vào game và chơi game

Không tiếc tiền đầu tư vào game và chơi game

Đây là một điều dễ hiểu và thường thấy ở những thanh niện nghiện game, họ có thể tiết kiệm trong mọi khoản chi tiêu, nhưng riêng đối với game thì lại vô cùng phóng thoáng và chi rất mạnh tay và phung phí những đồng tiền thật cho trò chơi ảo. Ngoài đầu tư cho nhân vật trong game họ còn đầu tư để lên đời cho máy tính hoặc điện thoại thấm chí là nâng cấp phần mềm, phần cứng, và ngay cả đường truyền internet cũng phải là cáp quang để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình. để chơi game mượt hơn, thõa mãn đam mê, thú vui của họ. Còn đối với những cậu nhóc học sinh thì lại "rót tiền" đầu tư vào các quán nét để thõa mãn niềm đam mê.

3. Che giấu các cảm giác và tình huống khó chịu

Che giấu các cảm giác và tình huống khó chịu

Khi mắc bệnh nào đó, người nghiện game sẽ tự dùng thuốc để điều trị cho mình chứ không báo cho gia đình biết và không chịu đi chữa bệnh bởi họ sợ ảnh hưởng đến thời gian chơi game và rời xa thú vui hàng ngày của mình. Khi có các cảm giác và tình huống khó chịu, họ lại chơi game để che giấu các cảm giác và tình huống khó chịu này.

Người nghiện game dùng thế giới ảo để chạy trốn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thực. Đôi khi việc nghiện game kiểu này sẽ khiến người chơi không còn cảm giác ham muốn cả về chuyện tình cảm trai gái. Tình trạng game thủ FA chế ảnh hài hước và cầu mưa những ngày lễ, đặc biệt là Valentine đã trở thành một xu hướng chung vài năm trở lại đây. Điều đáng e ngại nhất có lẽ những dấu hiệu của chứng suy nhược và có xu hướng hành xử theo các mối quan hệ ảo tưởng trong game dẫn đến những sai lầm đáng tiếc ngoài đời thực.

4. Hay nói dối hoặc bỏ bê công việc để chơi game

Hay nói dối hoặc bỏ bê công việc để chơi game

Họ sẵn sàng từ bỏ tất cả để dành thời gian chơi game, thõa mãn niềm đam mê của mình. Những “con nghiện” game thường nghĩ ra hàng ngàn lý do để bào chữa cho việc vào mạng làm việc, nhưng thực tế là để chơi game.

Vì dành tất cả thời gian vào chơi game nên người nghiện game không còn mối quan tâm đến các công việc khác; họ bỏ bê học hành, công việc, sự nghiệp, bỏ bê cả mọi mối quan hệ bạn bè, gia đình, những người trước đây từng rất thân thiết với họ.

Học sinh không học bài, không làm bài tập lực học sa sút. Trường hợp nặng, game thủ bỏ cả việc vệ sinh cá nhân, không chịu tắm rửa nên người thường hôi hám.

Theo các chuyên gia, chứng nghiện game kéo theo những hệ lụy xã hội nghiêm trọng như đánh nhau, bỏ học, sống không mục đích, ảo tưởng, tự tử và thậm chí là giết người... Xuất phát từ nhu cầu giải trí nhưng thế giới ảo này lại đang dần biến nhiều thanh thiếu nhi, giới trẻ thành những con nghiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội.

Vậy nên, bạn cần sớm nhận biết đâu là người nghiện game để giúp họ sớm từ bỏ.

Xem thêm:

Thứ Sáu, 29/12/2017 16:42
3,99 👨 6.708
0 Bình luận
Sắp xếp theo