7 tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với người dùng

Nếu không thể sống thiếu mạng xã hội thì đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã trở thành nạn nhân của “sức mạnh tà ác” của mạng xã hội. Nó cũng có nghĩa là bạn đã và đang chịu một hoặc nhiều tác động tiêu cực từ mạng xã hội. Đừng giả vờ như bạn chưa nghe đến điều này, mặc dù mạng xã hội cũng có những tác động tích cực nhưng sự việc gì cũng có hai mặt của nó.

Mạng xã hội tác động tiêu cực đến bạn như thế nào?

Hãy cùng khám phá khía cạnh không tốt của mạng xã hội và tại sao nó lại có hại cho bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng mạng xã hội sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả thể chất lẫn tinh thần của người dùng.

Hãy đọc bài viết này để biết một số tác động tiêu cực của mạng xã hội đến người dùng và nếu bắt gặp một trong những triệu chứng này thì hãy xem xét và dừng sử dụng mạng xã hội nhé.

1. Trầm cảm và lo lắng

Bạn có dành nhiều hơn hai giờ mỗi ngày trên mạng xã hội? Dành nhiều thời gian cho mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Thực tế, bạn có thể gặp phải một số vấn đề như các triệu chứng lo âu và trầm cảm.

Vậy làm thế nào để sử dụng mạng xã hội mà không gặp phải các triệu chứng của các bệnh về tâm lý? Bạn nên giảm bớt thời gian sử dụng mạng xã hội như chỉ dành nửa giờ mỗi ngay và thời gian còn lại hãy dành cho các hoạt động khác trong cuộc sống, bạn sẽ thấy tình trạng lo âu và trầm cảm giảm đi.

2. Cyberbullying - vấn đề bắt nạt qua mạng xã hội

Trước khi xuất hiện mạng xã hội, bắt nạt là hành động chỉ được thực hiện trực tiếp, mặt đối mặt. Tuy nhiên hiện giờ ai đó cũng có thể bắt nạt nặc danh trên mạng trực tuyến. Đây là hành động sử dụng công nghệ thông tin để làm tổn hại hay quấy rối người khác có chủ ý.

Mặc dù mạng xã hội khiến việc kết bạn trở nên dễ dàng hơn nhưng cũng chính vì thế mà việc tìm kiếm nạn nhân cho những trò đùa, quấy rối cũng dễ dàng hơn. Các mạng xã hội cung cấp cái được gọi là nặc danh để những kẻ xấu lợi dụng để chiếm được lòng tin của những người khác và sau đó khủng bố họ.

Những cuộc tấn công trực tuyến này thường để lại những vết sẹo sâu trong tâm chí người bị hại và thậm chí còn dẫn đến tự sát trong một số trường hợp. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng bắt nạt ảo không chỉ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng đến những người trưởng thành.

Nếu đang bị quấy rối trên mạng xã hội, bạn cần biết rằng bạn không đơn độc và cần thực hiện các cách để có thể thoát khỏi tình trạng này.

3. Hội chứng sợ bị bỏ rơi FOMO (Fear of Missing Out)

Fear of Missing Out (FOMO) là một hội chứng được sinh ra cùng lúc với Facebook. Đây là một trong những ảnh hưởng tiêu cực phổ biến nhất của mạng xã hội. Hội chứng FOMO về cơ bản là một dạng cảm xúc lo âu, lo sợ về bản thân sẽ bỏ lỡ thứ gì đó.

Nỗi sợ này sẽ liên tục được thúc đẩy khi tham gia vào mạng xã hội. Khi tham gia vào mạng xã hội, bạn sẽ thấy mọi người có nhiều niềm vui hơn mình, dẫn đến lo sợ bỏ lỡ những thứ đó. Và đây chính xác là nguyên nhân dẫn đến Hội chứng FOMO.

4. Ảo tưởng không thực tế

Mạng xã hội như Facebook, Instagram và Snapchat khiến người dùng hình thành các mong muốn không thực tế về cuộc sống và tình bạn. Những nền tảng mạng xã hội này thiếu tính xác thực trực tuyến. Một cách đơn giản để thoát khỏi tình trạng này là từ bỏ sự lệ thuộc vào mạng xã hội.

5. Suy nghĩ tiêu cực về chuẩn mực cái đẹp

Nếu xem qua các tài khoản Instagram nổi tiếng, bạn sẽ thấy những người đẹp tới mức khó tin khi mặc những bộ quần áo đắt tiền lên thân hình hoàn hảo của họ.

Và không có gì ngạc nhiên, hình ảnh cơ thể hiện là một vấn đề mà hầu hết mọi người quan tâm. Tất nhiên, việc nhìn thấy rất nhiều người với thân hình hoàn hảo (theo tiêu chuẩn của xã hội) hàng ngày khiến bạn ý thức được mình trông khác biệt như thế nào so với họ. Và không phải ai cũng luôn duy trì được suy nghĩ tích cực trong tình huống này.

Điều thực sự quan trọng cần nhớ là tất cả chúng ta đều là con người. Không phải ai thức dậy mỗi ngày cũng trông giống như một siêu mẫu. Nhiều người đã phải nỗ lực rất nhiều để rèn luyện cơ thể của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có vẻ ngoài cân đối đều làm như vậy. Nhiều người, để tìm kiếm sự nổi tiếng trên mạng xã hội, đã bất chấp thực hiện những phương pháp không lành mạnh miễn sao để mình trông hấp dẫn hơn.

Duy duy trì một lối sống cân bằng và khỏe mạnh, bạn sẽ không còn phải căng thẳng trước những vẻ đẹp giả tạo trên Instagram nữa.

6. Giấc ngủ không được ngon

Ngoài việc khiến lo âu và trầm cảm gia tăng, việc dành nhiều thời gian trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng mạng xã hội nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ.

Nếu cảm thấy giấc ngủ của bạn không tốt và ảnh hưởng đến năng suất, hãy thử giảm bớt thời gian sử dụng mạng xã hội đặc biệt trước thời gian đi ngủ. Nếu bạn vẫn khó ngủ, hãy thử một số mẹo, ứng dụng để có được giấc ngủ ngon hơn.

Xem thêm bài viết:

7. Nghiện mạng xã hội

Nghiện mạng xã hội

Mạng xã hội thường được mô tả có tính gây nghiện hơn cả thuốc lá và rượu đặc biệt là một số mạng xã hội như Facebook, Instagram và Snapchat.

Nếu không biết mình có nghiện mạng xã hội không, hãy thử một số cách như xem một ngày bạn không động đến mạng xã hội bạn có cảm thấy khó chịu không hoặc tưởng tượng một ngày nào đó mạng xã hội yêu thích của bạn biến mất thì bạn sẽ như thế nào, có cảm giác trống rỗng và chán nản không?

Nếu phát hiện ra mình nghiện mạng xã hội, thì cũng không nên lo lắng vì có rất nhiều người đang bị nghiện giống bạn với mức độ khác nhau. Và bạn cũng không nhất thiết phải từ bỏ mạng xã hội yêu thích của mình, chỉ cần dành thời gian ít cho nó và tham khảo các cách của những người có triệu chứng giống mình. Tuy nhiên nếu bạn thực sự muốn từ bỏ nó thì có thể và biết đâu bạn sẽ có trải nghiệm khác thú vị hơn.

Mạng xã hội: tiếp tục hay từ bỏ?

Cũng như mọi thứ khác, mạng xã hội cũng có những mặt tốt và xấu. Chúng ta đã thảo luận về một số tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với nhiều người, nhưng bạn mới chính là người quyết định xem mạng xã hội có lợi hay có hại cho bản thân mình.

Quyết định tiếp tục hay từ bỏ là ở bạn. Bạn sẽ tìm thấy được giải pháp tốt nhất cho mình. Có thể chuyển từ Facebook sang Twitter hoặc Instagram sang YouTube hoặc có thể không muốn dùng chúng nữa và sẵn sàng xóa toàn bộ dữ liệu mạng xã hội của mình.

Nếu bạn thấy rằng mạng xã hội đang có tác động tiêu cực đến cuộc sống của mình, hãy ngừng sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định tiếp tục, có nhiều cách để lãng phí ít thời gian hơn trên mạng xã hội và qua đó duy trì mối quan hệ lành mạnh hơn với nó.

Xem thêm:

Thứ Năm, 23/02/2023 16:48
4,77 👨 6.365
0 Bình luận
Sắp xếp theo