Một vài lưu ý khi nâng cấp cho máy tính

Bao gồm các thiết bị như CPU, Ram, ổ cứng, VGA

Sau một thời gian dài sử dụng, máy tính sẽ trở nên chậm chạp, ì ạch và thường xuyên "trục trặc". Đó cũng là lúc chúng ta nên tính tới phương án mua máy mới. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có đủ kinh phí để sắm cho mình ngay bộ máy mới thì có thể sử dụng phương án 2 nghĩa là nâng cấp cho bộ máy cũ.

Nhưng vấn đề là nên nâng cấp những gì và như thế nào để vừa đảm bảo hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí. Xin mời các bạn tham khảo những lưu ý dưới đây mà chúng tôi sưu tầm được nhé.

1- Vi xử lý

Thường thì đây là linh kiện đắt nhất trong một hệ thống máy tính nhưng không đồng nghĩa với không thể lựa chọn các dòng sản phẩm giá rẻ. Sẽ có 2 trường hợp người dùng nâng cấp CPU, nâng cấp lên thế hệ CPU mới hơn hoặc lên đời một sản phẩm thuộc phân khúc cao hơn.

Vi xử lý Intel Core i7

Nếu lựa chọn nâng cấp CPU thế hệ mới mang lại nhiều lợi ích về hiệu năng cho tới khả năng sử dụng điện năng. Việc nâng cấp thường xuyên các thế hệ CPU là không thực sự cần thiết, bởi nó tiêu tốn của bạn thêm 1 khoản cho Mainboard. Nhưng sự nâng cấp này cũng mang lại nhiều thứ, như hỗ trợ các phần cứng khác đặc biệt là RAM tốt hơn. Nếu CPU và Mainboard của bạn đã "quá già", hãy mua 1 combo mới cho hệ thống của mình với các thế hệ mới hơn.

Còn nếu bạn lên đời CPU mạnh hơn cùng thế hệ đảm bảo sẽ mang lại hiệu năng đột phá cho hệ thống, đặc biệt trong các tác vụ yêu cầu tốc độ xử lý cao như xuất nội dung media. Ngay cả các tác vụ nhẹ nhàng như lướt web cũng phần nào chịu ảnh hưởng từ tốc độ của vi xử lý. Lên đời cho CPU trong trường hợp này chỉ nên khi bạn cần một CPU mạnh mẽ hơn hẳn để xử lý các tác vụ nặng.

2- Ram

Nâng cấp Ram cho máy tính

Sau CPU thì Ram là yếu tố thứ 2 ảnh hưởng tới tốc độ của máy tính. Ở thời điểm hiện tại, 8GB RAM là khá đủ cho một cấu hình trung bình để bạn có thể vô tư vừa xem phim, chơi game mà vẫn lướt web "vù vù".

3- Card đồ họa

Nâng cấp card đồ họa

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa thì rất cần tới VGA rời nhưng trước khi lắp, bạn cũng nên kiểm tra xem CPU và bộ nguồn có đủ mạnh để "chịu" được card đồ họa mới hay không. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc chọn mua các dòng sản phẩm thiết kế riêng cho các tác vụ đồ họa, điển hình là dòng card Quadro của NVIDIA.

4- Ổ cứng

Ổ cứng SSD

Nếu bạn đang sử dụng ổ HDD truyền thống thì nên mua thêm 1 chiếc SSD bởi với tốc độ đọc ghi lên tới 500 MBps hoàn toàn "ăn đứt" so với 100 MBps của HDD. Nó sẽ giúp cho máy tính của bạn khởi động nhanh hơn hay tránh được lỗi Full Disk. Dĩ nhiên, bạn vẫn nên giữ lại ổ HDD cũ để lưu trữ dữ liệu lớn.

5- Hệ điều hành

Sau khi đã nâng cấp hết phần cứng thì hãy nghĩ tới giải pháp nâng cấp hệ điều hành mà bạn đang sử dụng. Các phiên bản hệ điều hành mới như Windows 10 có nhiều nâng cấp về cả tính năng lẫn hiệu năng.

Hệ điều hành Windows 10

Tuy nhiên, nó cũng là con dao 2 lưỡi, có thể giúp hệ thống của bạn chạy nhanh hơn hoặc cũng có thể chậm đi. Một số hệ điều hành mới đòi hỏi nhiều phần cứng hơn, khiến mọi thứ trở nên vô cùng tệ hại khi bạn đã chót nâng cấp. Vậy nên, nếu hệ điều hành của bạn không gặp lỗi và đã xác định được nguyên nhân tới từ phần cứng của mình, hãy giữ nguyên hệ điều hành đang sử dụng và chọn mua phần cứng theo các mục ở trên.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 30/12/2015 13:52
32 👨 3.529
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Phần cứng PC