Nên chọn hệ điều hành nào để sử dụng khi học lập trình?

Lập trình là công việc đang thu hút rất nhiều người học hiện nay. Những lập trình viên là người tạo ra những ứng dụng, chương trình thực thi trên máy tính, thiết bị để phục vụ cuộc sống, giúp cuộc sống trở nên tiện nghi và tốt đẹp hơn.

Với những người mới bắt đầu bước vào con đường lập trình thường không biết bắt đầu từ đâu và chọn hệ điều hành nào để sử dụng trong quá trình học. Để giải đáp vấn đề này, bài viết dưới đây Quản trị mạng sẽ tư vấn cho bạn đọc cách lựa chọn hệ điều hành tốt nhất để bạn có những trải nghiệm mới mẻ với việc lập trình.

Hiện nay có 3 hệ điều hành rất phổ biến đó là Windows, MacOSX, Linux. Với windows thì có hệ điều hành windows 7 và 10. MacOSX cũng có 2 phiên bản Sierra và High Sierra. Ngoài ra có loại Hackintosh cài trên PC, laptop dùng chip Intel nhưng không do Apple sản xuất. Còn hệ điều hành Linux thì có nhiều biến thể. Tuy nhiên khi học lập trình thì nhiều người vẫn lựa chọn hệ điều hành Ubuntu, Mint phiên bản Manjaro.

1. Về hệ điều hành windows

Về hệ điều hành windows

Windows là hệ điều hành quá tuyệt vời cho nhiều người. Thế nhưng, đối với những lập trình viên liệu windows có tuyệt vời như vậy? Dưới đây là những ưu nhược điểm khi bạn cài Windows 10 64 bit để lập trình:

Bash Shell không có

Ưu điểm khi cài đặt windows 10 chính hỗ trợ cmd (command line), Power Shell tuy nhiên hệ điều hành này lại không hỗ trợ Terminal chạy Bash Shell như Linux. Các cú pháp trên Power Shell rất dài dòng, có những lệnh buộc phải viết hoa, vô cùng khó nhớ không như Bash Shell. Ngoài ra, software trên windows 10 bổ trợ cũng ít ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc của các lập trình viên. Muốn cài đặt Bash Shell trên Windows 10 bạn làm như sau:

  • Cài Linux Bash Shell, có nghĩa phải cài Ubuntu Linux component song song với hệ điều hành Windows
  • Cài phần mềm MSYS2
  • Cài Mingw cái gọi là GNU nhỏ trên Windows

Tuy nhiên 3 cách trên chỉ là giải pháp tạm thời, bởi windows làm sao có thể cài được Bash Shell chuẩn như Linux.

Phần mềm quản lý gói trên windows kém

Nếu MacOS có HomeBrew, Ubuntu có Apt-Get, Alpine có apk, RedHat có yum, thì Windows có chocolatey tuy nhiên chocolatey lại thiên về những giao diện nhiều hơn là phần mềm hữu ích đáp ứng cho công việc cho lập trình viên.

Chạy Docker trên Windows thì thôi dùng VMWare và VirtualBox

Để chạy Docker trên Windows chúng ta có 2 cách phổ biến đó là cài Docker for Windows. Tuy nhiên, muốn cài đặt được Docker for Windows chúng ta lại cần có Hyper-V chạy một máy ảo MobyLinux. Nhưng khi cho chạy Hyper-V thì VMware hay VirtualBox lại không thể chạy được. Sử dụng Hyper-V để mã hóa trong hệ điều hành Linux, hay Mac trong Windows khá là kém, thường không có tuỳ chỉnh cho driver màn hình.

Nếu sử dụng Docker ToolBox cùng với VirtualBox cũng được nhưng VirtualBox sẽ tạo ra các lớp mạng rất lằng nhằng vào Windows, sau đó để public một cổng (port) trong Docker container ra ngoài mạng LAN thì rất là cực. Trải nghiệm cài Docker for Mac của tôi khác hẳn, VMware vẫn chạy song song, không bị xung đột. Rõ ràng, Hyper-V quá yếu thế so với VMware hay VirtualBox.

Một số phần mềm lại không được tích hợp trên Windows

SketchApp, công cụ thiết kế giao diện, UX là những phần mềm rất cần thiết cho những lập trình viên, thế nhưng nó lại không có trên Windows. Để thay thế những phần mềm này, nhiều lập trình viên phải dùng tới Photoshop hoặc Adobe XD để lập trình.

Máy tính windows dễ bị nhiễm các chương trình nguy hiểm

Có thể bạn không truy cập vào những trang web đen, thế nhưng khi lập trình bạn lại truy cập vào những trang web để tìm sách hoặc bản PDF miễn phí điều này vô tình khiến máy tính của bạn tự động cài đặt trojan, malware khiến máy tính trở nên chậm chạp ì ạch khó khăn cho việc lập trình.

2. Dùng Ubuntu để làm hệ điều hành lập trình liệu có tốt hơn?

Dùng Ubuntu để làm hệ điều hành lập trình liệu có tốt hơn?

Ubuntu là một hệ điều hành do cộng đồng phát triển và là hệ điều hành tuyệt vời cho các máy tính xách tay, máy tính để bàn và cả máy chủ. Bất kỳ bạn sử dụng nó ở đâu, Ubuntu đều có tất cả các ứng dụng mà bạn luôn cần, từ các ứng dụng soạn thảo văn bản tới thư điện tử, từ phần mềm máy chủ web tới các công cụ lập trình. Nếu so sánh với Windows thì Ubuntu 17.10 tỏ ra khá vượt trội trong việc sử dụng ít tài nguyên và tăng hiệu suất hệ thống.

Tuy nhiên, LibreOffice còn khá kém, nếu bạn là quản lý mà sử dụng ứng dụng này để làm việc với những khách hàng đã quen dùng Office, Gimp, phần mềm chỉnh sửa ảnh thì rất khó. Giải pháp để đối phó với tình trạng này đó là cài đặt Ubuntu song song với Windows trên cùng một ổ cứng. Bạn có thể chuyển đổi qua lại 2 hệ điều hành này thông qua menu boot. Điều này rất tuyệt vời, bởi bạn có thể sử dụng Windows để chạy các chương trình phức tạp hoặc dùng Ubuntu để giải trí hoặc khám phá những trải nghiệm mới mẻ trên Ubuntu.

Nếu bạn là một lập trình viên chuyên về back end như Node.js, Golang, quản lý hệ thống thì Linux chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn cài đặt. Khi đã thông thạo các phần mềm thì họ không cần đến những phần mềm đồ hoạ quá phức tạp. Các IDE phổ biến như JetBrains Web Storm, PyCharm, PHPStorm, CLions, Goland, Sublime Text, VisualCode đều có thể chạy tốt trên Linux. Tuy nhiên, nếu bạn là một lập trình viên chuyên về web front end, hay lập trình viên di động thì hãy cân nhắc trước khi cài đặt Linux bởi phần mềm này không có Photoshop, SketchApp sẵn mà phải chuyển vào hệ điều hành ảo hoá để dùng. Còn MacOSX mà chạy ảo hoá thì quá là chậm.

3. MacOSX + Apple quá tuyệt nhưng đắt

MacOSX + Apple quá tuyệt nhưng đắt

Hệ điều hành MacOSX + Apple dùng để lập trình thì không có chỗ nào chê. Thế nhưng, đối với sinh viên hoặc những lập trình viên mới vào nghề đầu tư một chiếc máy tính MacBook khoảng 18-40 triệu là con số không hề nhỏ. Bên cạnh đó việc nâng cấp máy MacBook lên 8G hay 16G, hay thêm một ổ SSD tương đối tốn kém. Nếu bạn có đủ tài chính, thì hãy sắm ngay cho mình một chiếc laptop MacBook để học lập trình.

MacOSX có tính năng AirPlay cho phép streaming hình ảnh desktop lên AppleTV. Chức năng này làm trình chiếu rất là tốt.

Xem thêm:

Thứ Bảy, 24/03/2018 10:48
41 👨 7.584
0 Bình luận
Sắp xếp theo