Hình thang là tứ giác lồi có hai đối song song nhau, đây được gọi là hai cạnh đáy của hình thang, hai cạnh còn lại là hai cạnh bên.
Chiều cao của hình thang là khoảng cách từ đỉnh vuông góc đến cạnh đáy lớn nhất. Với hình thang vuông thì chiều cao của hình thang chính là một cạnh bên của hình thang.
Bên cạnh công thức tính diện tích hình thang, công thức tính chu vi hình thang thì công thức tính chiều cao hình thang cũng rất quan trọng và liên quan rất nhiều đến các bài toán hình học phẳng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết công thức tính đường cao của hình thang thường, hình thang cân và hình thang vuông nhé.
Công thức tính chiều cao hình thang
- h: Chiều cao hình thang
- S: Diện tích hình thang
- a: Độ dài đáy lớn
- b: Độ dài đáy bé
Công thức tính chiều cao hình thang bằng diện tích hai đáy nhân 2, chia cho tổng chiều dài 2 đáy.
Ví dụ về tính chiều cao hình thang
Ví dụ 1: Cho diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông có độ dài cạnh bằng 30cm, tổng độ dài đáy lớn và đáy bé bằng 75cm. Hỏi chiều cao hình thang đó bằng bao nhiêu?
Giải:
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông có cạnh bằng 30cm, nên diện tích hình thang sẽ là: 30 x 30 = 900 cm2
Chiều cao hình thang bằng: 900 x 2 : 75 = 24 cm
Ví dụ 2: Một hình thang có đáy bé 60% đáy lớn, kém đáy lớn 24cm. Hỏi chiều cao hình thang bằng bao nhiêu, biết diện tích hình thang đó bằng 720cm2.
Giải:
Đáy bé là: 24 : (5 - 3) x 3 = 36 cm
Đáy lớn: 24 + 36 = 60
Chiều cao hình thang: