Quản trị mạng - Dù là một quản trị viên hay một người dùng máy tính chưa có kinh nghiệm thì một trong những trở ngại lớn nhất khi khắc phục sự cố máy tính thường gặp phải đó là kết nối tới máy tính đang cần gỡ rối.
Do đó, Microsoft đã cung cấp một số công cụ nền tảng Internet khá mạnh giúp đơn giản hóa tiến trình kết nối vào những hệ thống có vấn đề để khắc phục ngay những sự cố này.
Với Remote Assistance, Remote Desktop Connection và Problem Steps Recorder, chúng ta có thể kiểm soát một máy tính từ xa như thể chúng ta đang sử dụng bàn phím của chính máy tính đó. Những công cụ này không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian di chuyển mà còn có thể giúp chúng ta tránh được một số tình huống nhất định, như khi người yêu cầu trợ giúp không thể xác định được chính xác các cài đặt hay các thông báo lỗi. Ngoài việc hướng dẫn người dùng, chúng ta còn có thể trực tiếp khắc phục sự cố rất nhanh chóng.
Remote Assistance
Remote Assistance cho phép chúng ta cung cấp trợ giúp kĩ thuật an toàn và bảo mật cho những người dùng máy tính ở xa.
Không giống như những công cụ truy cập từ xa khác, Remote Assistance sẽ không để ngỏ máy tính của người dùng trên Internet để bất cứ ai bên ngoài cũng có thể truy cập vào. Thay vào đó, người dùng sẽ phải gửi yêu cầu Remote Assistance sau đó chấp thuận cho người trợ giúp kết nối tới.
Công cụ này lần đầu được tích hợp trong hệ điều hành Windows XP, tuy nhiên nó đã được cải tiến khá nhiều khi được tích hợp vào Windows Vista và Windows 7. Trong Windows 7, click vào Help and Support, lựa chọn More Support Options ở phía cuối cửa sổ này, rồi lựa chọn tiếp Remote Assistance. Để tìm Remote Assistance trong các phiên bản Windows trước Windows 7, click vào Help and Support rồi sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm công cụ này.
Sau khi đã khởi chạy Remote Assistance, chúng ta có thể lựa chọn cách thức gửi yêu cầu trợ giúp. Cách thức và định dạng của yêu cầu cũng thay đổi khá nhiều trong các phiên bản có hỗ trợ Remote Assistance. Trong Windows XP, chúng ta có thể sử dụng hai phương pháp, gồm gửi tin nhắn trực tiếp hoặc gửi email. Trong Windows 7, chúng ta có thể gửi email, lưu lời mời kết nối như một file đính kèm (người trợ giúp sẽ sử dụng file này để kết nối tới hệ thống), hay sử dụng Easy Connect (công cụ này thiết lập mối quan hệ giữa hai hệ thống Windows 7 sau đó sử dụng Remote Assistance để kết nối.
Khi lựa chọn phương pháp gửi yêu cầu bằng email, thì ứng dụng email mặc định trên hệ thống sẽ khởi chạy, sau đó chúng ta sẽ tạo một email yêu cầu trợ giúp cùng một file đính kèm mà người nhận sẽ sử dụng để kết nối tới máy tính cần trợ giúp. Trong Windows XP và Vista, người dùng sẽ nhận được yêu cầu tạo mật khẩu cho người trợ giúp từ xa sử dụng để kết nối tới máy tính của họ, còn Windows 7 sẽ tự tạo mật khẩu riêng của nó.
Sau khi nhận được và mở file đính kèm, chúng ta phải nhập mật khẩu được cấp để thực hiện kết nối tới máy tính yêu cầu trợ giúp. Lúc này, người dùng yêu cầu trợ giúp sẽ thấy thông báo yêu cầu cấp phép để người trợ giúp thực hiện kết nối đồng thời đưa ra cảnh báo rằng kết nối này sẽ cho phép chúng ta (người đang thực hiện kết nối tới) thấy mọi thứ trên màn hình desktop.
Khi phiên kết nối Remote Assistance đã được thực hiện, cả người trợ giúp và người yêu cầu trợ giúp sẽ cùng thấy một màn hình Windows. Khi đó, chúng ta có thể sử dụng tính năng chat để giao tiếp với người yêu cầu trợ giúp để khắc phục sự cố.
Remote Desktop Connection
Remote Assistance rất hữu dụng trong việc gỡ rối cho các hệ thống từ xa, tuy nhiên nếu cần kết nối thường xuyên tới một hệ thống từ xa, thì công cụ Remote Desktop Connection sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn. Công cụ rất linh hoạt này của Windows cho phép chúng ta kiểm soát bất kì máy tính ở xa nào, đặc biệt, nó rất hữu ích với những quản trị viên cần kết nối tới máy chủ hay các hệ thống quan trọng khác.
Để có thể kết nối tới một hệ thống từ xa bằng Remote Desktop Connection, hệ thống đó phải được cấu hình để chấp nhận những kết nối này. Trong Windows Vista hay Windows 7, phải chuột lên Computer chọn Properties, hay vào Control Panel chọn System, sau đó click vào liên kết Remote settings trong bảng bên trái. Trong Windows XP, phải chuột lên My Computer chọn Properties rồi click vào tab Remote.
Tại bảng điều khiển Remote Settings chúng ta có thể từ chối hoặc cho phép các hệ thống từ xa kết nối tới máy tính. Thành viên của nhóm quản trị sẽ tự động được cấp quyền truy cập vào những hệ thống đã kích hoạt Remote Desktop Connection. Do đó nếu muốn những người dùng khác có thể kết nối bằng Remote Desktop Connection thì chúng ta phải đưa họ vào nhóm này. Khi Remote Desktop Connection đã được kích hoạt, chúng ta sẽ được cung cấp địa chỉ cần thiết để kết nối từ xa vào máy tính này.
Để bắt đầu phiên kết nối Remote Desktop Connection, vào Start | All Programs | Accessories | Remote Desktop Connection. Trong cửa sổ Remote Desktop Connection, chúng ta có thể nhập địa chỉ IP hoặc tên của máy tính muốn kết nối tới, và tên người dùng mà chúng ta đang sử dụng để thực hiện kết nối. Khi tiến trình kết nối được bắt đầu, Windows sẽ yêu cầu nhập một tên người dùng và mật khẩu hợp lệ cho máy tính ở xa nếu không lưu thông tin kết nối từ phiên kết nối trước trên máy tính đó.
Windows Server 2003 và Windows Server 2008 cho phép thực hiện đồng thời nhiều kết nối qua Remote Desktop Connection, tuy nhiên Windows chỉ cho phép thực hiện một kết nối tại một thời điểm. Không giống như Remote Assistance, Remote Desktop Connection chỉ cho phép người dùng ở xa thấy màn hình desktop, sau khi phiên kết nối được thực hiện màn hình sẽ chuyển thành màu đen. Nếu người dùng đăng nhập cục bộ trở lại hệ thống này thì phiên kết nối sẽ kết thúc, vì vậy khi sử dụng Remote Desktop Connection để gỡ rối cho máy tính, cần yêu cầu người dùng trên hệ thống yêu cầu trợ giúp tạm dừng sử dụng máy.
Problem Steps Recorder
Windows 7 tích hợp một công cụ mới rất hữu dụng có tên Problem Steps Recorder. Công cụ này cho phép chúng ta lưu lại chi tiết từng bước của những hành động được thực hiện trên hệ thống. Sau đó chúng ta có thể sử dụng những thông tin ghi lại đó để gỡ rối hoặc yêu cầu gỡ rối khi có sự cố phát sinh.
Problem Steps Recorder rất lí tưởng trong một số tính huống nhất định. Thông thường người dùng khó có thể xác định chính xác được sự cố là gì, và nó phát sinh do đâu nên người thực hiện gỡ rối gặp khá nhiều khó khăn. Mặc dù công cụ Remote Assistance của Windows cho phép cả người dùng và quản trị viên thấy màn hình làm việc và xử lý sự cố cùng nhau, tuy nhiên những nhà cung cấp nhóm ba hiếm khi sử dụng nó như một công cụ gỡ rối.
Hơn nữa, vì dữ liệu mà Problem Steps Recorder tạo ra có thể được gửi đi như những file đính kèm nên người dùng và người trợ giúp không phải thực hiện kết nối với nhau. Đặc biệt có thể kiểm tra lại những thao tác thực hiện trước khi phát sinh lỗi và có thể khắc phục sự cố ngoại tuyến giúp tiến trình gỡ rối hiệu quả hơn rất nhiều.
Problem Steps Recorder không xuất hiện trong Control Panel, để khởi chạy công cụ này chúng ta sẽ phải vào menu Start sau đó nhập psr.exe vào hộp Search rồi nhấn Enter. Khi đó một console đơn giản sẽ xuất hiện với một số tùy chọn để bắt đầu và kết thúc tiến trình ghi, và cho phép bổ sung bình luận.
Dữ liệu kết xuất của Problem Steps Recorder không phải là video mà là nhiều ảnh chụp màn hình, sau đó những hình ảnh này sẽ được tạo thành một file MHTML. Để xem file này chúng ta sẽ phải sử dụng ứng dụng trình duyệt Internet Explorer.
Một tính năng khác nữa của Problem Steps Recorder đó là chúng ta không phải lưu trữ nhiều dữ liệu kết xuất khi có sự cố phát sinh. Chúng ta có thể sử dụng những dữ liệu này để tạo những tài liệu hướng dẫn chi tiết để người dùng có thể tự khắc phục khi có sự cố tương tự phát sinh.
Tất nhiên, việc kết nối tới một máy tính gặp sự cố và quan sát sự cố đó chỉ là những thao tác đầu tiên trong tiến trình khắc phục sự cố cho máy tính ở xa. Đôi khi chúng ta không thể sử dụng những công cụ này, như trong trường hợp sự cố đánh sập hoàn toàn hệ thống, tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận sự hữu dụng của chúng khi khắc phục những sự cố thông thường.
Do đó, Microsoft đã cung cấp một số công cụ nền tảng Internet khá mạnh giúp đơn giản hóa tiến trình kết nối vào những hệ thống có vấn đề để khắc phục ngay những sự cố này.
Với Remote Assistance, Remote Desktop Connection và Problem Steps Recorder, chúng ta có thể kiểm soát một máy tính từ xa như thể chúng ta đang sử dụng bàn phím của chính máy tính đó. Những công cụ này không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian di chuyển mà còn có thể giúp chúng ta tránh được một số tình huống nhất định, như khi người yêu cầu trợ giúp không thể xác định được chính xác các cài đặt hay các thông báo lỗi. Ngoài việc hướng dẫn người dùng, chúng ta còn có thể trực tiếp khắc phục sự cố rất nhanh chóng.
Remote Assistance
Remote Assistance cho phép chúng ta cung cấp trợ giúp kĩ thuật an toàn và bảo mật cho những người dùng máy tính ở xa.
Không giống như những công cụ truy cập từ xa khác, Remote Assistance sẽ không để ngỏ máy tính của người dùng trên Internet để bất cứ ai bên ngoài cũng có thể truy cập vào. Thay vào đó, người dùng sẽ phải gửi yêu cầu Remote Assistance sau đó chấp thuận cho người trợ giúp kết nối tới.
Công cụ này lần đầu được tích hợp trong hệ điều hành Windows XP, tuy nhiên nó đã được cải tiến khá nhiều khi được tích hợp vào Windows Vista và Windows 7. Trong Windows 7, click vào Help and Support, lựa chọn More Support Options ở phía cuối cửa sổ này, rồi lựa chọn tiếp Remote Assistance. Để tìm Remote Assistance trong các phiên bản Windows trước Windows 7, click vào Help and Support rồi sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm công cụ này.
Khởi chạy Remote Assistance qua Help and Support trong Windows XP.
Sau khi đã khởi chạy Remote Assistance, chúng ta có thể lựa chọn cách thức gửi yêu cầu trợ giúp. Cách thức và định dạng của yêu cầu cũng thay đổi khá nhiều trong các phiên bản có hỗ trợ Remote Assistance. Trong Windows XP, chúng ta có thể sử dụng hai phương pháp, gồm gửi tin nhắn trực tiếp hoặc gửi email. Trong Windows 7, chúng ta có thể gửi email, lưu lời mời kết nối như một file đính kèm (người trợ giúp sẽ sử dụng file này để kết nối tới hệ thống), hay sử dụng Easy Connect (công cụ này thiết lập mối quan hệ giữa hai hệ thống Windows 7 sau đó sử dụng Remote Assistance để kết nối.
Lựa chọn phương thức gửi yêu cầu trợ giúp.
Khi lựa chọn phương pháp gửi yêu cầu bằng email, thì ứng dụng email mặc định trên hệ thống sẽ khởi chạy, sau đó chúng ta sẽ tạo một email yêu cầu trợ giúp cùng một file đính kèm mà người nhận sẽ sử dụng để kết nối tới máy tính cần trợ giúp. Trong Windows XP và Vista, người dùng sẽ nhận được yêu cầu tạo mật khẩu cho người trợ giúp từ xa sử dụng để kết nối tới máy tính của họ, còn Windows 7 sẽ tự tạo mật khẩu riêng của nó.
Sau khi nhận được và mở file đính kèm, chúng ta phải nhập mật khẩu được cấp để thực hiện kết nối tới máy tính yêu cầu trợ giúp. Lúc này, người dùng yêu cầu trợ giúp sẽ thấy thông báo yêu cầu cấp phép để người trợ giúp thực hiện kết nối đồng thời đưa ra cảnh báo rằng kết nối này sẽ cho phép chúng ta (người đang thực hiện kết nối tới) thấy mọi thứ trên màn hình desktop.
Tính năng chat trực tiếp của Remote Assistance.
Khi phiên kết nối Remote Assistance đã được thực hiện, cả người trợ giúp và người yêu cầu trợ giúp sẽ cùng thấy một màn hình Windows. Khi đó, chúng ta có thể sử dụng tính năng chat để giao tiếp với người yêu cầu trợ giúp để khắc phục sự cố.
Remote Desktop Connection
Remote Assistance rất hữu dụng trong việc gỡ rối cho các hệ thống từ xa, tuy nhiên nếu cần kết nối thường xuyên tới một hệ thống từ xa, thì công cụ Remote Desktop Connection sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn. Công cụ rất linh hoạt này của Windows cho phép chúng ta kiểm soát bất kì máy tính ở xa nào, đặc biệt, nó rất hữu ích với những quản trị viên cần kết nối tới máy chủ hay các hệ thống quan trọng khác.
Để có thể kết nối tới một hệ thống từ xa bằng Remote Desktop Connection, hệ thống đó phải được cấu hình để chấp nhận những kết nối này. Trong Windows Vista hay Windows 7, phải chuột lên Computer chọn Properties, hay vào Control Panel chọn System, sau đó click vào liên kết Remote settings trong bảng bên trái. Trong Windows XP, phải chuột lên My Computer chọn Properties rồi click vào tab Remote.
Nhập tên hoặc địa chỉ IP của máy và tên người dùng để thực hiện kết nối.
Tại bảng điều khiển Remote Settings chúng ta có thể từ chối hoặc cho phép các hệ thống từ xa kết nối tới máy tính. Thành viên của nhóm quản trị sẽ tự động được cấp quyền truy cập vào những hệ thống đã kích hoạt Remote Desktop Connection. Do đó nếu muốn những người dùng khác có thể kết nối bằng Remote Desktop Connection thì chúng ta phải đưa họ vào nhóm này. Khi Remote Desktop Connection đã được kích hoạt, chúng ta sẽ được cung cấp địa chỉ cần thiết để kết nối từ xa vào máy tính này.
Để bắt đầu phiên kết nối Remote Desktop Connection, vào Start | All Programs | Accessories | Remote Desktop Connection. Trong cửa sổ Remote Desktop Connection, chúng ta có thể nhập địa chỉ IP hoặc tên của máy tính muốn kết nối tới, và tên người dùng mà chúng ta đang sử dụng để thực hiện kết nối. Khi tiến trình kết nối được bắt đầu, Windows sẽ yêu cầu nhập một tên người dùng và mật khẩu hợp lệ cho máy tính ở xa nếu không lưu thông tin kết nối từ phiên kết nối trước trên máy tính đó.
Windows Server 2003 và Windows Server 2008 cho phép thực hiện đồng thời nhiều kết nối qua Remote Desktop Connection, tuy nhiên Windows chỉ cho phép thực hiện một kết nối tại một thời điểm. Không giống như Remote Assistance, Remote Desktop Connection chỉ cho phép người dùng ở xa thấy màn hình desktop, sau khi phiên kết nối được thực hiện màn hình sẽ chuyển thành màu đen. Nếu người dùng đăng nhập cục bộ trở lại hệ thống này thì phiên kết nối sẽ kết thúc, vì vậy khi sử dụng Remote Desktop Connection để gỡ rối cho máy tính, cần yêu cầu người dùng trên hệ thống yêu cầu trợ giúp tạm dừng sử dụng máy.
Problem Steps Recorder
Windows 7 tích hợp một công cụ mới rất hữu dụng có tên Problem Steps Recorder. Công cụ này cho phép chúng ta lưu lại chi tiết từng bước của những hành động được thực hiện trên hệ thống. Sau đó chúng ta có thể sử dụng những thông tin ghi lại đó để gỡ rối hoặc yêu cầu gỡ rối khi có sự cố phát sinh.
Problem Steps Recorder rất lí tưởng trong một số tính huống nhất định. Thông thường người dùng khó có thể xác định chính xác được sự cố là gì, và nó phát sinh do đâu nên người thực hiện gỡ rối gặp khá nhiều khó khăn. Mặc dù công cụ Remote Assistance của Windows cho phép cả người dùng và quản trị viên thấy màn hình làm việc và xử lý sự cố cùng nhau, tuy nhiên những nhà cung cấp nhóm ba hiếm khi sử dụng nó như một công cụ gỡ rối.
Hơn nữa, vì dữ liệu mà Problem Steps Recorder tạo ra có thể được gửi đi như những file đính kèm nên người dùng và người trợ giúp không phải thực hiện kết nối với nhau. Đặc biệt có thể kiểm tra lại những thao tác thực hiện trước khi phát sinh lỗi và có thể khắc phục sự cố ngoại tuyến giúp tiến trình gỡ rối hiệu quả hơn rất nhiều.
Problem Steps Recorder không xuất hiện trong Control Panel, để khởi chạy công cụ này chúng ta sẽ phải vào menu Start sau đó nhập psr.exe vào hộp Search rồi nhấn Enter. Khi đó một console đơn giản sẽ xuất hiện với một số tùy chọn để bắt đầu và kết thúc tiến trình ghi, và cho phép bổ sung bình luận.
Giao diện của Problem Steps Recorder.
Dữ liệu kết xuất của Problem Steps Recorder không phải là video mà là nhiều ảnh chụp màn hình, sau đó những hình ảnh này sẽ được tạo thành một file MHTML. Để xem file này chúng ta sẽ phải sử dụng ứng dụng trình duyệt Internet Explorer.
Một tính năng khác nữa của Problem Steps Recorder đó là chúng ta không phải lưu trữ nhiều dữ liệu kết xuất khi có sự cố phát sinh. Chúng ta có thể sử dụng những dữ liệu này để tạo những tài liệu hướng dẫn chi tiết để người dùng có thể tự khắc phục khi có sự cố tương tự phát sinh.
Tất nhiên, việc kết nối tới một máy tính gặp sự cố và quan sát sự cố đó chỉ là những thao tác đầu tiên trong tiến trình khắc phục sự cố cho máy tính ở xa. Đôi khi chúng ta không thể sử dụng những công cụ này, như trong trường hợp sự cố đánh sập hoàn toàn hệ thống, tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận sự hữu dụng của chúng khi khắc phục những sự cố thông thường.