Có nên cập nhật Windows 11 bây giờ không?

Windows 11 đã chính thức ra mắt vào ngày 5 tháng 10 năm 2021. Không giống như những nâng cấp Windows 10 lớn trước đây, Microsoft không khuyến khích mọi người nâng cấp lần này. Trên thực tế, Microsoft đang khuyến cáo nhiều chủ sở hữu PC không nên nâng cấp. Đây là những gì bạn cần biết trước khi đưa ra quyết định.

Cách nâng cấp lên Windows 11 từ Windows 10

Windows 11 sẽ là bản nâng cấp miễn phí cho PC chạy Windows 10, giống như Windows 10 là bản nâng cấp miễn phí cho PC chạy Windows 7 và Windows 8.

Tuy nhiên, lần này, Windows 11 không được thiết kế cho tất cả các PC đang chạy Windows 10. Windows 11 chính thức chỉ hỗ trợ phần cứng mới nhất: Ngoài việc yêu cầu TPM 2.0 và UEFI với Secure Boot, Windows 11 chỉ hỗ trợ một số CPU mới ra mắt gần đây.

Cụ thể, PC phải có bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 8 hoặc mới hơn. Máy tính AMD ít nhất phải chạy AMD Zen 2. Máy tính ARM phải có phần cứng Qualcomm 7 hoặc 8 Series.

Cách kiểm tra xem Windows 11 có hỗ trợ PC của bạn không

Bạn không chắc PC của mình có phần cứng nào và liệu nó có hỗ trợ Windows 11 không? Microsoft cung cấp ứng dụng PC Health Check chính thức sẽ cho bạn biết liệu PC của mình có thể chạy Windows 11 không. Nếu không, PC Health Check sẽ cho bạn biết vấn đề là gì.

Ứng dụng PC Health Check chính thức sẽ cho bạn biết liệu PC của mình có thể chạy Windows 11 không
Ứng dụng PC Health Check chính thức sẽ cho bạn biết liệu PC của mình có thể chạy Windows 11 không

Windows 10 được hỗ trợ cho đến tháng 10 năm 2025

Trước tiên, cần lưu ý rằng Windows 10 sẽ vẫn được chính thức hỗ trợ trong nhiều năm tới. Microsoft sẽ tiếp tục hỗ trợ Windows 10 với các bản cập nhật bảo mật cho đến tháng 10 năm 2025, tức là 4 năm sau khi Windows 11 phát hành.

Nếu không muốn nâng cấp ngay lập tức, bạn có thể đợi. Nếu PC của bạn không thể chạy Windows 11, thì cũng có khả năng cao là bạn sẽ mua một chiếc PC mới trong vòng 4 năm tới.

Những lý do khiến bạn chưa muốn sử dụng Windows 11

1. Yêu cầu hệ thống nghiêm ngặt của Windows 11

Một số người dùng chưa nâng cấp lên Windows 11 chỉ vì PC của họ không đáp ứng tất cả các yêu cầu hệ thống thiết yếu. Các yêu cầu hệ thống khắt khe của Windows 11 đã tạo ra rào cản đối với hàng triệu PC không tương thích. Đây là các yêu cầu hệ thống của Windows 11:

Một số yêu cầu hệ thống đó là một bước tiến khá lớn so với Windows 10. Ví dụ, Windows 10 chỉ có yêu cầu RAM 1GB, giúp nó tương thích với các PC cũ có bộ nhớ hệ thống 2GB. Hơn nữa, yêu cầu bộ xử lý 64 bit khiến Windows 11 không tương thích với tất cả các PC 32 bit.

Tuy nhiên, yêu cầu hệ thống TPM 2.0 là vấn đề lớn nhất khi nâng cấp Windows 11. TPM 2.0 là một tính năng bảo mật cần được bật trên PC để người dùng nâng cấp lên Windows 11. Nhiều PC cũ không hỗ trợ TPM 2.0 và tính năng đó không được bật theo mặc định trên nhiều máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay mới.

Yêu cầu hệ thống của Windows 11
Yêu cầu hệ thống của Windows 11

Các yêu cầu hệ thống nâng cấp như vậy đã khiến nhiều người dùng không thể nâng cấp lên Windows 11. Có nhiều cách để bỏ qua yêu cầu hệ thống TPM 2.0 của Windows 11 bằng Media Creation Tool hoặc bằng cách điều chỉnh registry. Tuy nhiên, nhiều người dùng có thể không cho rằng việc mất nhiều thời gian như vậy để nâng cấp lên Windows 11 là điều đáng bận tâm.

2. Các vấn đề về hiệu suất chơi game

Mặc dù Windows 11 tích hợp một số tính năng game mới, nhưng các vấn đề về hiệu suất chơi game đã làm hỏng nền tảng này. Người dùng đã phàn nàn trên các diễn đàn rằng hiệu suất chơi game trên PC của họ giảm sút sau khi nâng cấp lên Windows 11. Những phàn nàn lớn nhất là về tốc độ khung hình giảm đáng kể và sự cố giật hình khi chơi game trên PC chạy Windows 11.

Đó là trường hợp đặc biệt xảy ra sau khi Microsoft tung ra bản cập nhật Windows 11 22H2 vào gần cuối năm 2022. Sau đó, Microsoft thừa nhận bản cập nhật mới gây ra sự cố chơi game sau khi nhận được nhiều báo cáo về hiệu suất chơi game kém trong Windows 11. Microsoft đã trích dẫn việc kích hoạt của một tính năng trình gỡ lỗi GPU gây ra các sự cố như vậy vào thời điểm đó.

Game Halo Infinate trong Microsoft Store
Game Halo Infinate trong Microsoft Store

Yếu tố chính đằng sau hiệu suất chơi game kém hơn là một số tính năng bảo mật bổ sung được bật theo mặc định trong Windows 11. Những tính năng bảo mật như vậy ảnh hưởng đến hiệu suất chơi game. Nhiều game thủ đã không thể nâng cấp lên Windows 11 vì các sự cố chơi game xung quanh nền tảng này.

3. Microsoft đã phá hỏng Taskbar của Windows 11

Taskbar có lẽ là phần quan trọng thứ hai của Windows sau menu Start. Nhưng than ôi, Microsoft đã gây ra một mớ hỗn độn khi "xây dựng lại" Taskbar trong Windows 11. Microsoft đã giảm chức năng của Taskbar bằng cách loại bỏ nhiều tính năng khỏi nó.

Người dùng Windows 11 đã đăng trên diễn đàn của Microsoft về các tính năng bị thiếu trên Taskbar. Một số người đã phàn nàn rằng họ không thể thay đổi kích thước Taskbar như trong Windows 10 bằng cách kéo nó với con trỏ. Những người khác muốn cài đặt Combine taskbar buttons từ Windows 10 được khôi phục trong hệ điều hành desktop mới nhất của Microsoft. Cũng không có cách nào để người dùng định vị lại Taskbar trong Windows 11.

Tùy chọn Combine taskbar buttons trong Windows 10
Tùy chọn Combine taskbar buttons trong Windows 10

Microsoft đã khôi phục một số tính năng của Taskbar đã bị loại bỏ trong các bản cập nhật Windows 11 gần đây. Ví dụ, Microsoft đã khôi phục shortcut menu ngữ cảnh Task Manager và xem qua các tính năng của Taskbar trên desktop trong năm 2022. Tuy nhiên, một số tính năng bị loại bỏ có thể sẽ không bao giờ quay trở lại Windows 11. Người dùng coi trọng các tính năng của Taskbar như vậy chắc chắn sẽ thích gắn bó với Windows 10 hơn.

Taskbar Windows 11
Taskbar Windows 11

4, Windows 11 không có Timeline (và 19 tính năng khác của Windows 10)

Timeline là một tính năng đáng chú ý mà Microsoft đã loại bỏ khỏi Windows 11. Tính năng đó là một phần của Task View trong Windows 10 và cho phép người dùng truy cập các file được lưu bằng ứng dụng Microsoft từ timeline. Timeline chắc chắn hữu ích cho những người dùng thường sử dụng các ứng dụng Microsoft 365, Photos, Paint và những ứng dụng được cài đặt sẵn khác tương thích với nó.

Việc loại bỏ Timeline trong Windows 11 đã gây ảnh hưởng tới Task View. Người dùng đánh giá cao tính năng năng suất đó sẽ thích ở lại với Windows 10 nơi họ vẫn có thể sử dụng nó. Theo tin đồn có một số loại chức năng timeline tương tự trong Edge, nhưng không rõ đó chính xác là ở đâu. Timeline là một trong 20 tính năng không được dùng nữa được liệt kê trên trang thông số kỹ thuật Microsoft Windows 11 này.

Tính năng Timeline
Tính năng Timeline

5. Menu Start được thiết kế lại không hấp dẫn

Microsoft đã thực hiện những thay đổi đáng kể đối với menu Start trong Windows 11. Menu Start được thiết kế lại đó chắc chắn khác với menu trong Windows 10. Liệu menu đó có thay đổi theo hướng tích cực hơn hay không vẫn còn gây tranh cãi. Một số người dùng thích sự đơn giản của menu mới nhưng những người khác lại thích menu Start của Windows 10 hơn.

Những gì Microsoft đã loại bỏ khỏi menu Start của Windows 11 quá rõ ràng. Các shortcut Live tile không còn xuất hiện trên menu mới. Menu Start của Windows 11 có hai lớp vì danh sách ứng dụng của nó không chạy cùng với các shortcut được ghim nữa. Cũng không có cách nào để thay đổi kích thước menu trong Windows 11 (giống như Taskbar).

Menu Start của Windows 11
Menu Start của Windows 11

Do đó, menu Start được thiết kế lại trong Windows 11 nhìn chung không có sức hấp dẫn. Người dùng thích menu Start với các tile chọn gắn bó với Windows 10 vì lý do đó.

Bài đăng trên diễn đàn của người dùng về menu Start của Windows 11
Bài đăng trên diễn đàn của người dùng về menu Start của Windows 11

6. Windows 11 không cung cấp đủ các tính năng mới

Câu hỏi lớn nhất là những tính năng mới mà Windows 11 cung cấp mà phiên bản tiền nhiệm, Windows 10, không có là gì. Windows 11 chắc chắn trông khác biệt ở nhiều khía cạnh. Nó bao gồm các menu ngữ cảnh được thiết kế lại, menu Start có giao diện mới và bố cục biểu tượng trung tâm trên Taskbar. Microsoft đã thiết kế lại giao diện người dùng của File Explorer và Settings cho nền tảng desktop mới của mình. Microsoft cũng đã cung cấp cho một số ứng dụng được cài đặt sẵn của nền tảng một giao diện mới.

Bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy những thay đổi về giao diện người dùng đó khi bắt đầu sử dụng Windows 11, nhưng số lượng tính năng mới đáng chú ý trong Windows 11 là tương đối ít. Widget, Snap Layouts và hỗ trợ ứng dụng Android là ba trong số những tính năng mới lớn mà Windows 11 tự hào. Tuy nhiên, Widget không phải là một tính năng thực sự mới của Windows vì Vista và 7 đều tích hợp các tiện ích desktop này.

Tính năng Snap Layouts
Tính năng Snap Layouts

Hỗ trợ ứng dụng Android, thông qua Amazon Appstore, nghe có vẻ là một tính năng mới hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các ứng dụng Android từ Google Play trong Windows 10. Không quá khó để cài đặt một trong những trình giả lập Android tốt nhất như BlueStacks hoặc Andy trên PC chạy Windows 10.

Bản cập nhật Windows 11 đã giới thiệu một số tính năng mới đáng chú ý như tab File Explorer, menu mục bổ sung trên Taskbar và phụ đề video trực tiếp. Vì vậy, Microsoft đang mở rộng các tính năng mới của nền tảng trên mỗi phiên bản. Tuy nhiên, Windows 11 dường như vẫn chưa thấy có đủ các tính năng mới để quyết định nâng cấp.

Nếu muốn, bạn có thể sử dụng Windows 11 ngay bây giờ

Microsoft cho biết các PC hiện tại có thể sẽ không nhận được bản nâng cấp cho đến đầu năm 2022, vì quá trình nâng cấp tiêu chuẩn sẽ diễn ra chậm và từ từ ngay cả đối với các PC hiện có. Điều này sẽ cho phép Microsoft dần dần kiểm tra bản cập nhật và đảm bảo bản cập nhật hoạt động tốt trên các PC trước khi cung cấp tới tất cả người dùng.

Không cần phải mất công để nâng cấp nếu bạn không mấy hào hứng với việc chạy Windows 11. Nếu có thể đợi một vài tháng cho đến khi Windows Update cung cấp bản cập nhật chính thức cho PC đang sử dụng, bạn sẽ hạn chế được việc có vấn đề phát sinh.

Tuy nhiên, nếu muốn có cơ hội trải nghiệm hệ điều hành mới sớm nhất, bạn có thể tiến hành nâng cấp ngay.

Thứ Hai, 26/08/2024 22:02
4,318 👨 30.863
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 11