Trong quá trình soạn thảo văn bản Word đôi khi cũng xảy ra lỗi loạn bàn phím. Các ký tự khi nhập sẽ không ra đúng như yêu cầu của người dùng, chẳng hạn khi gõ chữ d sẽ xuất hiện chữ dđ, hoặc có những ký tự lạ hhhhh, mmmmm,... Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc nhập nội dung trong Word, cũng như công việc mà chúng ta đang thực hiện. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp các lỗi bàn phím bị loạn chữ khi nhập nội dung trong Word.
1. Lỗi xuất hiện ký tự lạ khi gõ
Khi nhập nội dung, một số ký tự lạ như Hhhh, Mmmm,... xuất hiện khi bạn gõ bất kỳ một ký tự nào đó. Điều này có thể do bàn phím của máy tính bị kẹt ở phím nào đó, dẫn tới hiện tượng xuất hiện các ký tự lạ trên.
Cách khắc phục:
Bạn hãy thử gõ nhiều lần vào phím bị kẹt để điều chỉnh lại bàn phím. Nếu hiện tượng đó vẫn xảy ra, chúng ta cần vệ sinh lại bàn phím. Bạn đọc tham khảo bài viết Hướng dẫn tự làm sạch bàn phím Laptop để biết từng bước vệ sinh bàn phím chuẩn.
Hoặc chúng ta cũng có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn xử lý khi key bàn phím laptop bị hỏng.
2. Loạn bàn phím gõ chữ d thành dđ
Lỗi gõ chữ d thành dđ có thể là do công cụ gõ Tiếng Việt cài đặt trên máy tính như Vietkey, Unikey gặp vấn đề ảnh hưởng đến việc nhập nội dung.
Cách khắc phục:
Để có thể giải quyết vấn đề trên, bạn hãy kiểm tra lại xem đã thiết lập đúng kiểu gõ trên công cụ hay chưa. Với trường hợp máy tính cài đặt 2 bộ gõ cùng một lúc sẽ xảy ra tình trạng xung đột bộ gõ, cũng gây ra lỗi như trên. Cuối cùng, gỡ công cụ gõ Tiếng Việt đang cài đặt trong máy tính và sau đó tiến hành cài đặt lại từ đầu.
Bạn đọc có thể tham khảo cách sửa lỗi không gõ được Tiếng Việt khi sử dụng Unikey trong bài viết Khắc phục lỗi Unikey không gõ được tiếng Việt.
3. Lỗi khi nhấn các tổ hợp phím
Lỗi bàn phím khi nhập nội dung Word cũng gây ra hiện tượng gõ tổ hợp phím Shift +3 sẽ không ra dấu # mà ra dấu £, hoặc nhập Shift + 2 không cho ra @ mà lại thành dấu ".
Lỗi này có thể là do nguyên nhân máy tính chưa thiết lập đúng bàn phím chuẩn. Khi bạn để mặc định hoặc chọn kiểu gõ bàn phím là English (United Kingdom) sẽ xảy ra hiện tượng trên.
Cách khắc phục:
Chúng ta chỉ cần điều chỉnh lại chế độ bàn phím chuẩn cho máy tính sang kiểu bàn phím English (United States) - US là được.
Bước 1:
Đầu tiên bạn truy cập vào Control Panel trên thiết bị. Sau đó, tại phần Clock, Language, and Region chúng ta nhấn chọn mục Change input methods.
Bước 2:
Trong giao diện tiếp theo Change your language preferences, chúng ta sẽ nhìn thấy kiểu nhập ngôn ngữ máy tính hiện tại là English (UK). Nhấn vào Options.
Bước 3:
Tiếp tục, bạn sẽ nhấn vào tùy chọn Add an input method ngay bên dưới kiểu bàn phím gõ.
Bước 4:
Tại cửa sổ mới này, chúng ta sẽ tìm và nhấn chọn vào kiểu gõ bàn phím US rồi nhấn Add để thêm vào kiểu gõ bàn phím máy tính.
Bước 5:
Quay trở lại giao diện thiết lập ngôn ngữ bàn phím cho máy tính, bạn hãy nhấn chọn vào kiểu gõ United Kingdom rồi nhấn Remove, cuối cùng nhấn Save để xóa khỏi bộ gõ bàn phím.
Hoặc một số người muốn để lại kiểu gõ bàn phím United Kingdom thì có thể chuyển đổi nhanh chóng giữa các kiểu gõ bàn phím, ngay trên giao diện máy tính. Bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng kiểu gõ bàn phím tại thanh Taskbar rồi chọn English (United States) US keyboard.
4. Lỗi bàn phím nhấn 1 chữ ra nhiều chữ
Thật bực mình khi bàn phím gõ 1 chữ cái thành nhiều chữ khi bạn không mong muốn. Nó sẽ kích hoạt các shortcut không cần thiết, tạo thêm lỗi cho bài viết và làm hỏng các phiên chơi game.
May mắn thay, có nhiều cách để sửa lỗi bàn phím gõ 1 chữ thành nhiều chữ trong Windows 10. Dưới đây là cách thực hiện.
Cách khắc phục:
Chạy Keyboard Troubleshooter
Bạn có thể sử dụng trình khắc phục sự cố tích hợp sẵn của Windows 10 để khắc phục một số sự cố phần cứng. Làm theo các bước sau để chạy trình khắc phục sự cố bàn phím:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào Start > Settings (hoặc nhấn Win + I).
Bước 2: Đi tới Update & Security > Troubleshoot > Additional troubleshooters.
Bước 3: Từ phần Find and fix other problems, hãy chọn Keyboard > Run the troubleshooter.
Bước 4: Làm theo các hướng dẫn được hiển thị.
Chạy công cụ Windows Security
Bạn có thể sử dụng Windows Security để quét laptop hoặc PC của mình để tìm các file độc hại hoặc bị hỏng có thể cản trở chức năng của bàn phím. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:
Bước 1: Mở Settings, sau đó đi tới Update & Security.
Bước 2: Từ ngăn bên trái, chọn Windows Security > Open Windows Security > Virus and threat protection.
Bước 3: Nhấp vào nút Quick scan. Windows 10 sẽ xóa mọi file có hại được phát hiện.
Bước 4: Khi quá trình quét hoàn tất, hãy kiểm tra bàn phím.
Cập nhật driver bàn phím
Driver bàn phím có thể đã lỗi thời hoặc bị hỏng, đó là lý do tại sao có một số vấn đề trong việc giao tiếp giữa bàn phím và PC. Để khắc phục, bạn nên cập nhật driver:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào Start > Device manager.
Bước 2: Mở rộng menu Keyboard.
Bước 3: Nhấp chuột phải vào driver và chọn Update driver.
Nếu không tìm thấy bất cứ điều gì, hãy nhập tên nhà sản xuất và số model bàn phím của bạn vào công cụ tìm kiếm để tìm driver trên trang web chính thức của công ty. Bạn thường có thể tìm thấy cả hai thông tin này trên nhãn dán bàn phím. Nếu không, hãy tìm bao bì hoặc tìm biên lai mua hàng để biết thêm thông tin.
Kiểm tra cài đặt ngôn ngữ Windows 10
Windows 10 phát hiện ngôn ngữ nhập mặc định trên thiết bị nhưng đôi khi không chính xác. Điều này sau đó có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến bàn phím. Đây là cách bạn có thể đảm bảo rằng bạn và hệ thống của mình đang “nói” cùng một ngôn ngữ:
Bước 1: Mở Settings.
Bước 2: Đi tới Time & Language > Language Keyboard.
Bước 3: Trong phần Override for default input method, sử dụng menu drop-down để chọn ngôn ngữ ưa thích của bạn.
Ngoài ra, bạn nên xóa bất kỳ gói ngôn ngữ bổ sung hoặc ngôn ngữ bàn phím nào mà bạn không sử dụng. Mở menu Language bằng các bước trên và cuộn xuống Preferred languages. Tại đó, nhấp vào ngôn ngữ bạn không sử dụng hoặc đã vô tình cài đặt và chọn Remove.
Thay đổi độ trễ lặp lại phím
Trong Windows 10, bạn có thể sử dụng cài đặt bàn phím để thay đổi độ trễ lặp lại phím từ ngắn thành dài. Làm theo các bước sau để trì hoãn thời gian giữa các lần nhấn phím lặp lại:
Bước 1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm control panel và chọn kết quả phù hợp nhất.
Bước 2: Chuyển đến menu View by và chọn Large icons hoặc Small icons.
Bước 3: Chọn Keyboard để truy cập các thuộc tính của nó.
Bước 4: Nhấp vào Apply > OK để lưu cài đặt mới.
Kiểm tra phím Num Lock
Phím Num Lock nằm ở phía xa bên phải của bàn phím. Nó là một trong những phím đặc biệt của máy tính thực hiện một lệnh được chỉ định. Đây là một phím khóa và khi được kích hoạt, một phần của bàn phím trở thành bàn phím số. Phần còn lại của ngôn ngữ bàn phím sẽ thay đổi ngôn ngữ gốc, do đó dẫn đến việc gõ bị lặp nhiều ký tự. Kiểm tra để biết phím này có đang hoạt động không, nếu có, hãy vô hiệu hóa phím và xem bàn phím có nhập chính xác không.
Quét hệ điều hành để tìm virus, phần mềm độc hại và các mối đe dọa khác
Bàn phím có thể gặp hiện tượng lặp nhiều ký tự và chữ cái do sự xâm nhập của phần mềm độc hại. Virus định dạng và sắp xếp lại các hoạt động hệ thống của máy tính. Keylogger có thể xâm nhập và thay đổi cài đặt bàn phím và do đó ảnh hưởng đến hoạt động đánh máy. Nên sử dụng phần mềm diệt virus mạnh để quét hệ thống máy tính và tránh các cuộc tấn công như vậy. Sau khi quét toàn bộ, hãy kiểm tra xem sự cố đã được giải quyết chưa.
Thay thế bàn phím
Bàn phím yêu cầu vệ sinh thường xuyên do bụi và mảnh vụn bám bên dưới. Bụi và mảnh vụn bám dưới bàn phím có thể khiến bàn phím lặp ký tự khi gõ. Làm sạch laptop cũ có thể rất khó, việc điều chỉnh hoặc làm sạch đầu nối ribbon với bo mạch chủ không dễ dàng. Quá trình này có thể phức tạp, đặc biệt là với phiên bản laptop siêu mỏng thì việc mở bàn phím là không thể. Cố tìm cách mở bàn phím có thể làm hỏng có. Do đó, cần phải thay thế toàn bộ bàn phím hoặc sử dụng bàn phím USB.
Sửa đổi registry
Trước khi thực hiện bất kỳ sửa đổi nào, hãy nhớ tạo bản sao lưu registry. Mọi thay đổi không chính xác trong registry có thể dẫn tới những sự cố nghiêm trọng, thậm chí làm máy tính không thể sử dụng được nữa.
Bạn có thể sử dụng bàn phím ảo để triển khai quy trình này.
Bước 1: Vào Start, gõ Run. Nhập regedit. Sau đó, nhấn phím Enter trên bàn phím.
Bước 2: Mở rộng:
HKEY_CURRENT_USERControl PanelAccessibilityKeyboard Response
Bước 3: Mở AutoRepeatDelay và đặt dữ liệu giá trị (Value Data) là 500. Nhấp vào OK để đóng cửa sổ
Bước 4: Mở AutoRepeatRate và thay đổi giá trị thành 50. Nhấp vào OK.
Bước 5: Mở BounceTime và thay đổi giá trị thành 35. Nhấp vào OK.
Sau khi hoàn tất, hãy khởi động lại máy tính để áp dụng các thay đổi.
Vô hiệu hóa bàn phím đã cài đặt trước đó (đối với bàn phím không dây)
Bước 1: Gõ Run vào thanh tìm kiếm của Windows. Nhập appwiz.cpl và nhấn phím Enter trên bàn phím. Cửa sổ Programs & Feature sẽ mở ra.
Bước 2: Tìm và gỡ cài đặt chương trình điều khiển bàn phím.
Sau khi thử tất cả các cách trên, nếu sự cố vẫn tiếp diễn hoặc bạn tìm thấy sự cố với phần cứng, hãy mang bàn phím đến cửa hàng sửa chữa. Đừng cố gắng mở máy ra vì làm như vậy sẽ làm mất hiệu lực bảo hành.
Những lý do phổ biến dẫn đến lỗi bàn phím bị loạn chữ khi nhập nội dung
- Gần đây, bạn có thể đã làm đổ một chất lỏng nào đó trên bàn phím laptop.
- Đôi khi, bạn đã kích hoạt bàn di chuột và vô tình đặt cổ tay trên bàn di chuột, trong khi sử dụng ngón tay của bàn tay kia để nhấn các phím. Trong trường hợp này, hãy đảm bảo bạn tắt bàn di chuột hoặc để tay ra khỏi bàn di chuột.
Trên đây là cách sửa một số lỗi khi bàn phím loạn chữ thường xuyên xảy ra. Bạn nên thiết lập lại kiểu gõ bàn phím về English US và sau đó điều chỉnh lại chế độ gõ trên công cụ gõ Tiếng Việt đang cài đặt trên máy tính. Ngoài ra, trong trường hợp khi gõ chữ trên Word xảy ra hiện tượng bị mất đấu, bạn có thể điều chỉnh theo bài hướng dẫn Hướng dẫn sửa lỗi bị mất chữ khi nhập nội dung trong Word.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Tham khảo thêm các bài sau đây: