Cách khởi động lại máy tính bằng PowerShell

Windows cung cấp cho người dùng khá nhiều cách để khởi động lại máy tính

Windows cung cấp cho người dùng khá nhiều cách để khởi động lại máy tính. Người dùng có thể sử dụng Power User Menu, Start Menu hoặc công cụ tắt máy và thậm chí là hộp thoại Shutdown cổ điển. Tuy nhiên vẫn còn một cách khác mà người dùng chưa biết đến là sử dụng PowerShell. Trong bài viết dưới đây Quản trị mạng sẽ hướng dẫn bạn cách khởi động lại máy tính bằng PowerShell.

Để khởi động lại máy tính bằng PowerShell, đầu tiên bạn cần mở PowerShell. Có rất nhiều cách để mở PowerShell trên Windows trên Windows 10, chẳng hạn bạn có thể sử dụng Search (Cortana).

Mở PowerShell trên Windows 10 bằng Search

Mở Start Menu hoặc Start Screen bằng cách nhấn phím Windows, sau đó nhập "powershell" vào khung Search.

Nhập "powershell" vào khung Search

Trên danh sách kết quả tìm kiếm, click chọn Windows PowerShell hoặc nhấn Enter để mở PowerShell.

Nếu muốn mở PowerShell dưới quyền Admin, chọn PowerShell trên danh sách kết quả tìm kiếm rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter hoặc kích chuột phải vào Windows PowerShell rồi chọn Run as Administrator.

Chọn Run as Administrator

Trên cửa sổ PowerShell, nhập lệnh dưới đây vào:

restart-computer

Nhập lệnh 1

Lệnh này sẽ khởi động lại máy tính của bạn ngay lập tức.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng để khởi động lại nhiều máy tính cùng một lúc, khá là hữu ích.

Lệnh khởi động nhiều máy tính

Cú pháp lệnh sẽ là:

Restart-Computer -ComputerName "Computer1", "Computer2", "Computer3"

Lệnh tiếp theo dưới đây để khởi động lại máy tính từ xa Computer1 và chờ 10 phút sau (600s) cho Windows PowerShell có sẵn trên máy tính khởi động lại trước khi tiếp tục các bước:

Restart-Computer -ComputerName "Server01" -Wait -For PowerShell -Timeout 600 -Delay 2

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 10/02/2017 15:53
41 👨 2.521
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 8