Cách tạo biểu đồ trong Google Slides
Google Slides là một công cụ thuyết trình tuyệt vời với khả năng tạo các slideshow phức tạp. Giao diện dễ sử dụng và khả năng chia sẻ trực tuyến của Google Slides giúp công cụ này vượt trội hơn so với các chương trình khác và một trong nhiều thứ bạn có thể tạo với Google Slides chính là biểu đồ.
Để đơn giản hóa, sau đây là cách thức tạo biểu đồ trong Google Slides, cùng với một số mẹo thiết kế đồ họa cơ bản để đảm bảo bạn có thể xây dựng trực quan hóa dữ liệu tốt nhất có thể.
Bạn đã biết cách tạo biểu đồ trong Google Slides chưa?
Cách tạo biểu đồ trong Google Slides
Điều đầu tiên mà bạn sẽ phải làm là thiết lập slideshow của mình, bằng cách tạo một file hoàn toàn mới hoặc mở một tài liệu đang trong quá trình thực hiện.
Nếu bạn đã tạo một biểu đồ bên ngoài Google Slides, quá trình thêm một biểu đồ cũng cực kỳ đơn giản. Chỉ cần đi vào Insert > Image, sau đó đặt file hình ảnh trong bài thuyết trình.
Nếu bạn muốn trực tiếp tạo biểu đồ trong Google Slides, cần thực hiện thêm một vài bước nữa.
Để tạo biểu đồ trong Google Slides, hãy nhấp vào Insert > Chart, sau đó chọn kiểu biểu đồ mà bạn muốn đưa vào. Đối với hướng dẫn này, ta sẽ chọn một biểu đồ thanh rất đơn giản.
Khi bạn chọn kiểu biểu đồ, Google Slides sẽ đưa biểu đồ được tạo sẵn vào slideshow.
Để điều chỉnh biểu đồ Google Slides này, nhấp vào mũi tên drop-down ở góc trên cùng bên phải của biểu đồ được tạo sẵn này. Chọn Open source. Điều này sẽ cho phép bạn bắt đầu chỉnh sửa.
Lưu ý: Trong hướng dẫn này, ta sẽ không nói về việc thu thập dữ liệu, mà chỉ là cách để thiết kế biểu đồ trong Google Slides.
Nếu bạn đang tìm cách thu thập dữ liệu cho biểu đồ, vui lòng tham khảo 1 trong 2 bài viết sau: Cách tạo biểu mẫu Google Form trên Google Drive hay Cách tạo biểu mẫu liên hệ trang web bằng Google Forms.
Bước 1: Tìm hiểu về trình chỉnh sửa biểu đồ Chart Editor
Khi nhấp vào Open source, Google Slides sẽ đưa bạn đến bảng tính Google được tạo sẵn.
Trong bảng tính này, bạn sẽ thấy các cột liệt kê những điểm dữ liệu trong biểu đồ, cùng với các giá trị số được đính kèm với chúng. Bạn cũng sẽ thấy một phiên bản thu nhỏ của biểu đồ ngay bên dưới đó.
Nhấp đúp vào biểu đồ này để mở Chart Editor.
Chart Editor sẽ mở ở phía xa của bảng tính. Trong đó, bạn sẽ tìm thấy hai phần nơi có thể tùy chỉnh biểu đồ trong Google Slides: Setup và Customize.
- Setup cho phép bạn kiểm soát các tùy chọn thiết kế và dữ liệu cấp cao nhất cho biểu đồ của mình, từ Chart type (loại biểu đồ), đến Stacking và Data range (phạm vi dữ liệu).
- Customize có đầy đủ các menu drop-down khác nhau, nơi bạn có thể điều chỉnh Chart style, Chart & axis titles, Series, Legend, Horizontal axis, Vertical axis và Gridlines.
Trong một kiểu biểu đồ (Chart style) cụ thể, bạn có thể điều chỉnh:
- Màu nền (Background color) của biểu đồ.
- Màu của viền biểu đố (Chart border color).
- Phông chữ (Font) mặc định cho biểu đồ này.
Trong Chart & axis titles, bạn có thể điều chỉnh tiêu đề biểu đồ. Bạn cũng có thể thay đổi phông chữ, kích thước, định dạng và màu sắc cho tiêu đề. Rất đơn giản, nhưng khá hữu dụng.
Sau khi hoàn thành xong phần Chart & axis titles, bạn sẽ tìm thấy menu drop-down Series. Đây là nơi bạn có thể định dạng các điểm dữ liệu riêng lẻ, hữu ích khi bạn muốn có nhiều màu khác nhau trên biểu đồ để minh họa một điểm.
Tiếp theo là Legend. Đây là nơi bạn có thể điều chỉnh phần giải thích cho điểm dữ liệu và cách hiển thị chúng, bao gồm cả vị trí của chúng trên trang.
Cuối cùng, bạn sẽ đến 3 phần:
- Horizontal axis (Trục ngang) kiểm soát cách hiển thị các điểm dữ liệu ngang trên biểu đồ.
- Vertical axis (Trục dọc) kiểm soát cách hiển thị nhãn dọc.
- Gridline (những đường kẻ dạng lưới) kiểm soát cách hiển thị các đường trong biểu đồ.
Bước 2: Xóa một cột trong biểu đồ trên Google Slides
Khi đã quen thuộc với Chart Editor, bạn sẽ cần biết một số mẹo để tùy chỉnh biểu đồ này.
Bài viết đã chọn một biểu đồ thanh mặc định cho slideshow Google của mình, nhưng bạn có thể nhận thấy rằng mỗi điểm dữ liệu (ví dụ: Team 1) có hai thanh riêng biệt. Nếu bạn chỉ cần một thanh cho mỗi điểm thì sao?
Để xóa một thanh, đi đến các điểm dữ liệu trong bảng tính Google phía trên biểu đồ. Nhấp chuột phải vào trên cùng của cột có ghi C, để highlight toàn bộ phần có chứa dữ liệu mà bạn muốn xóa.
Nhấp vào Delete column. Điều này sẽ tự động xóa toàn bộ cột khỏi bảng tính và cập nhật biểu đồ được xem trước.
Bước 3: Cập nhật biểu đồ được liên kết trong Google Slides
Khi làm việc trên biểu đồ này trong bảng tính Google được liên kết, điều quan trọng cần lưu ý là bài thuyết trình Google Slides vẫn đang mở trong một cửa sổ trình duyệt khác.
Nếu quay lại cửa sổ đó và bạn muốn xem biểu đồ được cập nhật này sẽ như thế nào, hãy đến góc trên bên phải của biểu đồ và nhấp vào Update. Google sẽ đọc các thay đổi mới trên bảng tính và cập nhật biểu đồ cho phù hợp.
Quay trở lại bảng tính Google để tiếp tục làm việc.
Bước 4: Thay đổi tên và giá trị của điểm dữ liệu
Một bước khác hữu ích là biết cách thay đổi tên và giá trị của các điểm dữ liệu trong biểu đồ.
Để thay đổi tên, hãy chuyển đến bảng trong bảng tính Google phía trên biểu đồ. Nhấp đúp vào các ô riêng lẻ và bắt đầu nhập. Nhấn Enter
/Return
sau khi bạn nhập xong.
Bước 5: Thay đổi màu của điểm dữ liệu
Biểu đồ thanh đơn giản này đã được hoàn thành cơ bản, nhưng nó vẫn còn khá nhàm chán. Một trong những cách nhanh chóng và dễ dàng nhất mà bạn có thể làm là khiến nó nổi bật thông qua màu sắc.
Đối với hướng dẫn này, ví dụ đã quyết định lập biểu đồ màu yêu thích dựa trên số lượng câu trả lời riêng lẻ, chia theo danh mục. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay đổi từng dòng trên biểu đồ thanh để chúng hiển thị màu sắc?
Bạn có thể chuyển đổi bằng cách đi tới Chart editor > Customize > Series, sau đó nhấp vào Add bên cạnh Format data point.
Khi bạn nhấp vào Add, một cửa sổ sẽ xuất hiện với nội dung Select data point. Sử dụng menu drop-down chọn một điểm dữ liệu riêng lẻ để định dạng, sau đó bấm OK.
Đối với hướng dẫn này, ta sẽ chọn “Red” làm điểm dữ liệu để cập nhật. Sau khi chọn điểm dữ liệu của mình, hãy quay lại menu drop-down Series và chọn màu mới từ bảng màu.
Nếu bạn không thích các điểm dữ liệu của mình có các màu riêng lẻ, chỉ cần xóa (Delete) từng điểm dữ liệu riêng lẻ trong phần Series.
Nếu bạn muốn thêm nhiều màu sắc hơn, chỉ cần nhấp vào Add một lần nữa. Lặp lại quá trình tương tự với điểm dữ liệu khác.
Bước 6: Di chuyển phần chú giải của biểu đồ
Bước quan trọng cuối cùng mà bạn cần biết là làm thế nào để di chuyển phần chú giải của biểu đồ.
Bất kể dữ liệu đơn giản hay phức tạp đến mức nào, bạn sẽ muốn đảm bảo dữ liệu mình trình bày được dán nhãn rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ, trong biểu đồ thanh này, phần chú giải ở bên phải không có ý nghĩa gì, đặc biệt là khi mỗi thanh đã có một màu khác nhau.
Để di chuyển phần chú giải xung quanh biểu đồ, hãy chuyển đến Chart editor > Customize > Legend.
Trong menu drop-down Position, chọn nơi bạn muốn đặt chú giải trên trang. Phần chú giải tốt nhất nên đặt dưới biểu đồ.
Sau khi bạn thực hiện xong việc tùy chỉnh biểu đồ, hãy quay lại slideshow Google và cập nhật chế độ xem.
Mẹo thiết kế để tạo một biểu đồ tuyệt vời
Bây giờ bạn đã biết cách tạo biểu đồ trong Google Slides bằng cách sử dụng Google Sheets như một công cụ bổ sung. Tiếp theo là một số mẹo cần ghi nhớ khi hiển thị dữ liệu. Những mẹo này có thể được áp dụng cho tất cả các biểu đồ bạn tạo trong Google Slides.
1. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng đúng loại biểu đồ
Loại dữ liệu bạn hiển thị sẽ ảnh hưởng đến loại biểu đồ bạn sử dụng, vì các biểu đồ khác nhau phục vụ cho những mục đích khác nhau:
- Biểu đồ thanh phù hợp cho dữ liệu được sắp xếp theo nhóm.
- Biểu đồ đường phù hợp với dữ liệu cho thấy một xu hướng theo thời gian.
- Biểu đồ hình tròn không được khuyến khích bởi các nhà thống kê. Chúng khó đọc và thường xuyên bóp méo dữ liệu. Nếu bạn cần sử dụng biểu đồ tròn, hãy nhớ rằng chúng được sử dụng để hiển thị các phần của một điểm dữ liệu số ít.
2. Ghi nhớ đối tượng
Bạn đang thiết kế một biểu đồ cho đại chúng, những người có thể gặp khó khăn khi giải mã dữ liệu phức tạp. Tốt nhất là giữ cho biểu đồ của bạn đơn giản và cắt giảm các hình ảnh phức tạp, làm cho việc kết nối diễn ra nhanh hơn.
3. Làm cho mọi thứ dễ nhìn
Hãy thiết kế dữ liệu theo cách trực quan và dễ nắm bắt. Đừng đưa quá nhiều thông tin vào biểu đồ khiến nó trở nên khó đọc và cố gắng cắt bỏ bớt các yếu tố hình ảnh không cần thiết, như trang trí đường viền bên ngoài để làm cho dữ liệu của bạn gọn gàng hơn.
4. Tầm quan trọng của màu sắc
Sử dụng màu sắc mạnh giữa các điểm dữ liệu khác nhau để chúng nổi bật. Đừng sử dụng quá nhiều màu sắc, nếu không biểu đồ có thể trở nên khó hiểu. Tránh kết hợp màu đỏ và màu xanh lá cây, vì người bị mù màu không thể thấy chúng.
5. Cảnh giác với các hiệu ứng lòe loẹt
Tránh đồ thị 3D hoặc hiệu ứng lòe loẹt. Chúng thường khó đọc vì hình dạng 3D thường có thể làm biến dạng dữ liệu bạn trình bày.
Bây giờ, bạn đã biết cách tạo một biểu đồ hoặc đồ thị trong Google Slides, và có một số mẹo về cách thiết kế để tạo ra một tác phẩm tuyệt vời.
Nếu đang tìm kiếm những điều hữu ích khác mà bạn có thể làm với Google Slides, đây là một số mẹo và thủ thuật chính của Google Slides.
Bạn nên đọc
-
Cách thêm hiệu ứng chuyển tiếp trong Google Slides
-
Cách tạo ảnh trong Google Slides bằng Duet AI
-
Gmail bổ sung tính năng chỉnh sửa Slide ngay bên cạnh cột Chat
-
Cách biến Google Slides nhàm chán thành bài thuyết trình bắt mắt
-
Hướng dẫn xóa siêu dữ liệu trong Google Slides
-
Cách chèn ảnh và ảnh GIF trong Google Slides
-
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
-
Cách chèn video, âm thanh vào Google Slides
Cũ vẫn chất
-
Cách tạo nhiều trang cá nhân từ tài khoản Facebook gốc
Hôm qua 4 -
Hướng dẫn cách chơi, lên đồ Aya mùa S1 2023
Hôm qua -
Cách kiểm tra tốc độ RAM, loại, dung lượng RAM
Hôm qua -
Có gì khác biệt giữa tài khoản cá nhân, doanh nghiệp và người sáng tạo trên Instagram?
Hôm qua -
Cách xóa công cụ tìm kiếm Yahoo khỏi Chrome
Hôm qua 16 -
Cách xem danh sách chặn Zalo nhanh nhất
Hôm qua 3 -
Ma trận trong Python
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2013 (Phần 2): Cách tạo mới và mở tài liệu có sẵn
Hôm qua -
50+ lời chúc sinh nhật người yêu lãng mạn và ngọt ngào
Hôm qua -
Code Phong Ma Đạo Sĩ mới nhất và cách nhập code
Hôm qua