Hướng dẫn cách tự đo nhịp tim tại nhà

Nhịp tim là một trong những chỉ số sức khỏe quan trọng mà chúng ta nên theo dõi thường xuyên. Ngoài việc tìm đến các cơ các sở y tế, bạn hoàn toàn có thể tự xác định nhịp tim của bản thân cũng như những người xung quanh. Vậy có những cách đo nhịp tim tại nhà nào? Đọc bài viết của Quantrimang.com để tìm hiểu chi tiết nhé!

Nhịp tim là gì? Bao nhiêu là tốt nhất?

Nhịp tim (hay chỉ số nhịp tim) là nhịp đập của tim, được đo bằng số lần co thắt của tim trong khoảng thời gian 1 phút (đơn vị đo là bpm - beat per minute, tạm dịch là nhịp mỗi phút). Có rất nhiều yếu tố làm nhịp tim thay đổi, chẳng hạn như các hoạt động thể chất, căng thẳng, thuốc, chất kích thích, tình trạng mất nước, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường, các bệnh về tim mạch…

Nhịp tim bao nhiêu là tốt nhất? Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhịp tim bình thường là khoảng 60 đến 100bpm lúc nghỉ ngơi, nhịp tim cao (nhịp tim nhanh) là trên 100bpm lúc nghỉ ngơi, nhịp tim chậm là dưới 60bpm khi nghỉ ngơi. Trong giấc ngủ, nhịp tim thường chậm đi và nếu ở khoảng từ 40 đến 50bpm sẽ được coi là bình thường. Dưới đây là chỉ số nhịp tim lý tưởng cho từng độ tuổi (theo nghiên cứu của Cơ quan y tế quốc gia tại Anh):

  • Nhịp tim của trẻ sơ sinh: 120 - 160 nhịp/phút
  • Nhịp tim trẻ em từ 1 đến 12 tháng tuổi: 80 - 140 nhịp/phút
  • Nhịp tim trẻ từ 1 đến 2 tuổi: 80 - 130 nhịp/phút
  • Nhịp tim trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 75 - 120 nhịp/phút
  • Nhịp tim trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 75 - 110 nhịp/phút
  • Nhịp tim người từ 18 tuổi trở lên: 60 - 100 nhịp/phút
  • Nhịp tim vận động viên: 40 - 60 nhịp/phút

nhịp tim là gì

Nhịp tim - một trong những chỉ số sức khỏe quan trọng nhất

Nếu nhịp tim thường xuyên không bình thường, có thể bạn đang bị rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp này, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Các cách đo nhịp tim tại nhà

Để đo nhịp tim tại nhà, bạn có thể áp dụng một trong những cách dưới đây:

Cách đo nhịp tim bằng ngón tay

Với cách đo này, bạn sẽ cần phải sử dụng ngón tay trỏ, ngón giữa và 1 chiếc đồng hồ đo thời gian. Chúng ta không dùng ngón tay cái vì ngón tay cái có mạch đập, sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả.

Bước 1: Xác định vị trí đo nhịp tim

Bạn có thể đo nhịp tim tại vị trí cổ tay hoặc động mạch cảnh:

  • Đo nhịp tim ở cổ tay: Để tay trái gần cơ thể, lòng bàn tay ngửa lên, nắm nhẹ. Đặt ngón trỏ và ngón giữa tay phải lên cổ tay trái, ngay dưới nếp gấp cổ tay. Ấn nhẹ hai ngón tay vào cổ tay cho đến khi bạn cảm nhận được mạch đập dưới da.
  • Đo nhịp tim bằng động mạch cảnh: Áp ngón trỏ và ngón giữa vào bên cổ, ngay dưới xương hàm, vị trí giữa khí quản và các cơ lớn ở cổ. Ấn nhẹ ngón tay đến khi cảm nhận được nhịp đập.

Bước 2: Đo nhịp tim

Sử dụng đồng hồ để tính khoảng thời gian 1 phút, đồng thời đếm số nhịp đập. Tổng số nhịp đập mà bạn đếm được trong khoảng thời gian 1 phút đó chính là nhịp tim của bạn.

cách đo nhịp tim

Cách đo nhịp tim tại nhà bằng tay

Đo nhịp tim nhanh chóng, chính xác với máy đo nhịp tim mini kẹp ngón tay

Sử dụng máy đo nhịp tim kẹp ngón tay một trong những cách xác định nhịp tim tại nhà đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất. Thiết bị này có kiểu dáng rất nhỏ gọn với kích thước trung bình khoảng 3cm x 3cm x 6cm (dày x rộng x dài), rất thích hợp để sử dụng cho cá nhân, gia đình. Ngoài nhịp tim, hầu hết các loại máy này còn có thể đo được chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu). Nhịp tim và SpO2 chính là 2 trong 5 chỉ số sinh tồn của cơ thể.

Để đo nhịp tim bằng máy đo nhịp tim kẹp ngón tay, bạn chỉ cần mở kẹp, đặt 1 ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy, đóng kẹp lại rồi ấn nút nguồn trên máy. Chỉ sau vài giây, kết quả về nhịp tim, chỉ số SpO2 sẽ hiển thị trên màn hình của máy.

cách đo nhịp tim tại nhà

Máy đo nhịp tim kẹp ngón tay cho kết quả nhanh chóng, chính xác

Một số máy đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu SpO2 tốt nhất hiện nay

Trang bị máy đo SpO2 và nhịp tim kẹp ngón tay cho gia đình là điều thực sự cần thiết. Có thiết bị này trong nhà, bạn và người thân trong gia đình có thể chủ động hơn trong việc theo dõi các chỉ số sinh tồn quan trọng, từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Dưới đây là một số máy đo SpO2 và nhịp tim kẹp ngón tay chất lượng mà bạn có thể tham khảo, lựa chọn:

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim Beurer PO40

Đặc điểm nổi bật:

  • Kích thước nhỏ gọn, có thể dễ dàng cho vào túi xách, mang đi công tác, du lịch.
  • Màn hình LED hiển thị dạng số và thanh xung dễ quan sát.
  • Chế độ hiển thị có thể xoay 4 hướng, thuận tiện cho người dùng ở mọi tư thế.
  • Dùng được cho cả trẻ em và người lớn.
  • Thương hiệu: Beurer.
  • Sản xuất tại: Đức.
  • Bảo hành: 24 tháng.
  • Giá bán tham khảo: 1.600.000 VND.

Máy đo SpO2 và nhịp tim Beurer PO40

Máy đo SpO2 và nhịp tim Beurer PO40

Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Beurer PO30

Đặc điểm nổi bật:

  • Được trang bị công nghệ dạng sóng thể tích đồ và tần số xung nhịp để đo SpO2 và nhịp tim.
  • Dùng được cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em và người mắc các bệnh như bệnh tim, hen suyễn, huyết áp thấp…
  • Kích thước nhỏ gọn, thuận tiện cho việc di chuyển, bảo quản.
  • Màn hình LCD dễ quan sát thông số.
  • Phạm vi đo: 0 - 254 nhịp/phút (nhịp tim), 0 - 100% (SpO2).
  • Thương hiệu: Beurer.
  • Sản xuất tại: Đức.
  • Bảo hành: 24 tháng.
  • Giá bán tham khảo: 1.300.000 VND.

Máy đo SpO2 và nhịp tim Beurer PO40

Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Beurer PO30

Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Yuwell YX301

Đặc điểm nổi bật:

  • Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn.
  • Dùng được cho người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Có khả năng tự động tắt sau 8 giây không hoạt động để tiết kiệm năng lượng.
  • Màn hình LED sắc nét giúp người dùng dễ dàng quan sát và đọc thông số.
  • Phạm vi đo: 25 - 250bpm (nhịp tim), 70 - 99% (SpO2).
  • Thương hiệu: Yuwell.
  • Bảo hành: 12 tháng.
  • Giá bán tham khảo: 500.000 VND.

Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Yuwell YX301

Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Yuwell YX301

Máy đo nhịp tim và SpO2 iMediCare iOM A3

Đặc điểm nổi bật:

  • Thiết kế nhỏ gọn, hiện đại với màn hình LED sắc nét, hiển thị dạng số và thanh xung dễ quan sát. Không những vậy, màn hình LED còn có thể hiển thị 2 màu và xoay 4 hướng.
  • Có chức năng cảnh báo khi nhịp tim thấp hơn 50 nhịp/phút hoặc cao hơn 130 nhịp/phút.
  • Phạm vi đo: 25 - 250bpm (nhịp tim), 0 - 100% (SpO2).
  • Thương hiệu: iMediCare.
  • Bảo hành: 24 tháng.
  • Giá bán tham khảo: 900.000 VND.

Máy đo nhịp tim và SpO2 iMediCare iOM A3

Máy đo nhịp tim và SpO2 iMediCare iOM A3

Máy đo nhịp tim và nồng độ oxy Maxcare Max104

Đặc điểm nổi bật:

  • Kích thước nhỏ gọn, có màn hình LED hiển thị dạng số và thanh xung.
  • Cho phép điều chỉnh ánh sáng màn hình theo nhiều mức độ khác nhau.
  • Vận hành êm ái, không gây tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến người dùng.
  • Khi không có tín hiệu hoặc tín hiệu yếu, máy sẽ tự động tắt nguồn sau 8 giây.
  • Thương hiệu: Maxcare.
  • Bảo hành: 12 tháng.
  • Giá bán tham khảo: 1.600.000 VND.

Máy đo nhịp tim và nồng độ oxy Maxcare Max104

Máy đo nhịp tim và nồng độ oxy Maxcare Max104

Hi vọng các cách đo nhịp tim mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn quan tâm:

Thứ Tư, 26/02/2020 17:22
53 👨 8.254
0 Bình luận
Sắp xếp theo