17 code HTML đơn giản bạn có thể học trong 10 phút

Mặc dù các trang web hiện đại thường được xây dựng với giao diện người dùng thân thiện, nhưng thật tốt nếu biết một số HTML cơ bản. Nếu biết 17 thẻ sau đây, bạn có thể tạo ra một trang web cơ bản từ đầu hoặc tinh chỉnh code được tạo bởi một ứng dụng như WordPress.

Bài viết cung cấp các ví dụ cho hầu hết các thẻ, nhưng nếu muốn, bạn có thể tải tệp HTML được liên kết ở cuối bài viết để xem trong trình soạn thảo văn bản và tải nó lên trong một trình duyệt.

1. <!DOCTYPE html>

Bạn sẽ cần thẻ này ở đầu mỗi tài liệu HTML tạo ra. Điều này đảm bảo một trình duyệt biết rằng nó đang đọc HTML.

Thẻ <!DOCTYPE html>

Mặc dù đây không thực sự là một thẻ HTML, nhưng người dùng vẫn nên biết về nó.

2. <html>

Đây là một thẻ khác nói với trình duyệt rằng nó đang đọc HTML. Tại sao chúng ta cần cả hai thẻ <!DOCTYPE html> và <html>? Thật sự có trời mới biết nhưng tốt hơn hết là bạn không nên bỏ nó. Và ở cuối tài liệu, thêm thẻ </html>.

3. <head>

Đối với các trang cơ bản, thẻ <head> sẽ chứa tiêu đề.

4. <title>

Thẻ này xác định tiêu đề của trang. Tất cả những gì bạn cần làm là đặt tiêu đề vào thẻ và đóng nó, ví dụ này bao gồm cả thẻ head:

<head>
<title>My Website</title>
</head>

Đây là tên được hiển thị dưới dạng tiêu đề tab khi nó được mở trong một trình duyệt.

Tiêu đề tab

5. <meta>

Giống như thẻ title, siêu dữ liệu được đặt trong khu vực tiêu đề của trang (siêu dữ liệu này, khác với siêu dữ liệu từ thiết bị di động). Siêu dữ liệu chủ yếu được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm và là thông tin trên trang của bạn. Có một số trường meta khác nhau, nhưng đây là một trong số các loại meta được sử dụng phổ biến nhất:

  • Description - Mô tả cơ bản của trang.
  • Keywords - Lựa chọn từ khoá áp dụng cho trang.
  • author - Tác giả của trang.
  • viewport - Một thẻ đảm bảo rằng trang có thể được xem trên tất cả các thiết bị.

Dưới đây là ví dụ có thể áp dụng cho trang này:

<meta name="description" content="A basic HTML tutorial">
<meta name="keywords" content="HTML,code,tags">
<meta name="author" content="Dann Albright">
<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">

Thẻ "viewport" sẽ luôn có “width=device-width, initial-scale=1.0” để nội dung trang hiển thị tốt trên thiết bị di động và máy tính để bàn.

6. <body>

Về cơ bản, mọi thứ trừ tiêu đề được đặt trong phần thân của trang web và đặt trong thẻ body.

<body>
Everything you want displayed on your page.
</body>

7. <h1>

Thẻ <h1> xác định tiêu đề cấp một trên trang. Thẻ <h2> xác định tiêu đề cấp hai, <h3> cho cấp ba, v.v…, đến thẻ <h6>. Ví dụ: tên của thẻ trong bài viết này là tiêu đề cấp hai.

<h1>Big and Important Header</h1>
<h2>Slightly Less Big Header</h2>
<h3>Sub-Header</h3>

Kết quả:

Kết quả thẻ H1

Như bạn thấy, mỗi cấp độ sẽ nhỏ dần.

8. <p>

Thẻ đoạn văn bắt đầu một đoạn mới, nó thường bao gồm hai ngắt dòng. Ví dụ, hãy nhìn vào khoảng cách giữa dòng trước và dòng sau. Đó là những gì thẻ <p> sẽ làm.

<p>Your first paragraph.</p>
<p>Your second paragraph.</p>

Kết quả:

Your first paragraph.

Your second paragraph.

Bạn cũng có thể sử dụng các kiểu CSS trong các thẻ đoạn văn, như sau:

<p style="font-size: 120%;">20% larger text</p>

Kết quả:

20% larger text

9. <br>

Thẻ ngắt dòng chèn một ngắt dòng đơn:

<p>The first line.<br>
The second line (close to the first one).</p>

Kết quả:

The first line.
The second line (close to the first one).

Lưu ý: đôi khi bạn có thể thấy thẻ này được viết: <br /> hoặc <br/>. Nó thực hiện cùng một chức năng (dấu gạch chéo làm cho thẻ có thể đọc được trong XHTML).

10. <strong>

Thẻ này xác định văn bản quan trọng, có nghĩa là văn bản sẽ được bôi đậm. Tuy nhiên, có thể sử dụng CSS để hiển thị văn bản <strong> khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng <strong> để in đậm văn bản.

<strong>Very important things you want to say.</strong>

Kết quả:

Very important things you want to say.

Nếu đã quen với thẻ <b> cho chữ in đậm, bạn vẫn có thể sử dụng nó. Tuy nhiên không có gì đảm bảo rằng nó sẽ tiếp tục hoạt động trong các phiên bản HTML tương lai, nhưng bây giờ, nó vẫn hoạt động.

11. <em>

Giống như thẻ <b> và <strong>, <em> và <i> cũng giống nhau. Thẻ <em> xác định văn bản được nhấn mạnh, có nghĩa là nó sẽ được in nghiêng. Một lần nữa, sử dụng CSS để làm các văn bản được nhấn mạnh hiển thị khác nhau.

<em>An emphasized line.</em>

Kết quả:

An emphasized line.

Thẻ <i> vẫn hoạt động, nhưng có thể sẽ không sử dụng được cho các phiên bản HTML trong tương lai.

12. <a>

Thẻ <a> hoặc anchor cho phép tạo liên kết. Một liên kết đơn giản như sau:

<a href="//www.quantrimang.com/>Go to Quantrimang</a>

Kết quả:

Go to Quantrimang

Thuộc tính "href" xác định đích đến của liên kết. Trong nhiều trường hợp, đây sẽ là trang web khác. Nó cũng có thể là một tập tin như hình ảnh hoặc file PDF. Các thuộc tính hữu ích khác bao gồm "target" và "title". Thuộc tính target được dùng để mở liên kết trong một tab hoặc cửa sổ mới, như sau:

<a href="//www.quantrimang.com/" target="blank">Go to Quantrimang in a new tab</a>

Kết quả:

Go to Quantrimang in a new tab

Thuộc tính "title" tạo một chú giải công cụ. Di chuột qua liên kết bên dưới để xem ý nghĩa của nó.

<a href="//www.quantrimang.com/" title="This is a COOLtip">Hover over this one</a>

Kết quả:

Hover over this one

13. <img>

Nếu muốn nhúng một hình ảnh vào trang của mình, bạn sẽ cần sử dụng thẻ hình ảnh. Cách đơn giản nhất để sử dụng nó là chỉ cần thêm nguồn của hình ảnh trong thuộc tính "src", như sau:

<img src="/photos/image/2017/10/23/code-html-3.jpg">

Kết quả:

Hình ảnh được thêm bởi thẻ <img>

Tuy nhiên, có một số thuộc tính khác người dùng có thể sử dụng như “height” “width” và "alt".

<img src="/photos/image/2017/10/23/code-html-3.jpg"  width="320" alt="the name of your image">

Kết quả:

Hình ảnh với chiều rộng 320 px

Các thuộc tính "height" và "width" xác định chiều cao và chiều rộng của hình ảnh. Nhìn chung, nên đặt một chiều kích thước, chiều còn lại sẽ tự động chỉnh sửa theo. Nếu sử dụng cả hai, hình ảnh sẽ bị méo hoặc biến dạng.

Thẻ "alt" nói cho trình duyệt biết văn bản nào sẽ hiển thị nếu không hiển thị được hình ảnh và tốt nhất là đưa vào bất kỳ hình ảnh nào. Nếu ai đó có kết nối đặc biệt chậm hoặc sử dụng trình duyệt cũ, họ vẫn có thể có thấy được những gì có trên trang của bạn.

14. <ol>

Thẻ danh sách được sắp xếp cho phép tạo một danh sách có thứ tự. Nhìn chung, bạn sẽ nhận được một danh sách đánh số. Mỗi mục trong danh sách cần thẻ danh mục (<li>), vì vậy danh sách của bạn sẽ giống như sau:

<ol>
<li>First thing</li>
<li>Second thing</li>
<li>Third thing</li>
</ol>

Kết quả:

  1. First thing
  2. Second thing
  3. Third thing

Trong HTML5, bạn có thể sử dụng <ol reversed> để đảo ngược thứ tự của các con số và có thể thiết lập giá trị bắt đầu bằng thuộc tính bắt đầu. Thuộc tính "type" cho phép nói với trình duyệt loại ký hiệu nào cần sử dụng cho các mục trong danh sách. Nó có thể được đặt thành "1", "A", "a", "I" hoặc "i", đặt danh sách để hiển thị với ký hiệu chỉ định.

15. <ul>

Danh sách không có thứ tự đơn giản hơn nhiều so với danh sách có thứ tự.

<ul>
<li>First item</li>
<li>Second item</li>
<li>Third item</li>
</ul>

Kết quả:

  • First item
  • Second item
  • Third item

Danh sách không theo thứ tự cũng có thuộc tính "type" và bạn có thể đặt nó thành "disc", "circle" hoặc "square".

16. <table>

Nếu muốn sử dụng các hàng và cột để phân đoạn thông tin trên trang, bạn có thể sử dụng một số thẻ để tạo và chỉnh sửa bảng. Hãy xem ví dụ này:

<table>
<tbody>
<tr>
<th>First column</th>
<th>Second column</th>
</tr>
<tr>
<td>Row 1, column 1</td>
<td>Row 1, column 2</td>
</tr>
<td>Row 2, column 1</td>
<td>Row 2, column 2</td>
</tbody>
</table>

Mỗi thẻ <th> bao gồm một tiêu đề (đôi khi bạn có thể thấy chúng được bọc trong thẻ <thead>). Thẻ <tbody> đặt ra phần thân của bảng. Thẻ <tr> tạo một hàng bảng mới và thẻ <td> xác định một ô trong hàng đó.

17. <blockquote>

Khi trích dẫn một trang web hoặc lời của một người khác để tạo sự khác biệt với các phần còn lại của tài liệu thì bạn có thể sử dụng thẻ blockquote. Tất cả những gì cần làm là để phần trích dẫn trong thẻ mở và đóng blockquote.

<blockquote>I must not fear. Fear is the mind-killer. Fear is the little-death that brings total obliteration. I will face my fear. I will permit it to pass over me and through me. And when it has gone past I will turn the inner eye to see its path. Where the fear has gone there will be nothing. Only I will remain.</blockquote>

Kết quả:

I must not fear. Fear is the mind-killer. Fear is the little-death that brings total obliteration. I will face my fear. I will permit it to pass over me and through me. And when it has gone past I will turn the inner eye to see its path. Where the fear has gone there will be nothing. Only I will remain.

Định dạng chính xác được sử dụng có thể phụ thuộc vào trình duyệt bạn đang sử dụng hoặc CSS của trang web. Nhưng thẻ vẫn giữ nguyên.

Với 17 thẻ HTML này bạn có thể tạo ra một trang web đơn giản. Để xem các thẻ này được ghép với nhau như thế nào, có thể tải mẫu HTML và mở nó trong trình duyệt hoặc trong một trình soạn thảo văn bản để xem chính xác cách thức hoạt động của code này.

Thứ Bảy, 16/11/2024 02:02
3,928 👨 115.852
0 Bình luận
Sắp xếp theo