Vệ tinh lượng tử của Trung Quốc lần đầu truyền dữ liệu “không thể hack” về Trái Đất

Điều này đã đánh dấu một cột mốc trong thế hệ mã hóa mới, dựa trên “mật mã lượng tử”.

Tháng Tám năm ngoái, Trung Quốc phóng vệ tinh giao tiếp bằng lượng tử đầu tiên trên thế giới vào quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa Long March-2D để thử nghiệm những định luật cơ bản về cơ học lượng tử trong không gian.

Được gọi là Quantum Science Satellite, biệt danh là Micius hay Mozi (tên tiếng Trung là 墨子), vệ tinh được thiết kế để thiết lập hệ thống giao tiếp Hack-Proof (ngăn không bị hack) trong kỉ nguyên giám sát toàn cầu, bằng cách truyền tải key mã hóa không thể phá vỡ từ ngoài vũ trụ tới mặt đất.

Giờ đây, được cho là với vệ tinh này, các nhà khoa học Trung Quốc tại Quantum Experiments at Space Scale (QUESS - Vệ tinh thử nghiệm lượng tử quy mô vũ trụ) đã có thể gửi những đoạn dữ liệu key lượng tử bằng cách phát ra photon từ không gian về trạm trên mặt đất, vượt qua khoảng cách xa hơn nhiều trước đây.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã gửi thành công key lượng tử qua khoảng cách 1.200 km (745 dặm) từ vũ trụ tới Trái Đất với tốc độ truyền hơn 20 lần so với kì vọng, và sử dụng sợi quang học có cùng độ dài, nhà khoa học Pan Jianwei nói với tờ Xinhua.

“Điều đó có thể đáp ứng nhu cầu thực hiện một cuộc gọi hoàn toàn an toàn hoặc truyền tải lượng dữ liệu ngân hàng lớn”, Jianwei nói.

Quantum Science Satellite có thể trở thành hệ thống phân phối key lượng tử xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới và Trung Quốc hy vọng có thể xây dựng được hệ thống giao tiếp dựa trên mật mã lượng tử toàn cầu vào năm 2030.

Dự án QUESS bước đầu thành công trong việc truyền tải dữ liệu từ vũ trụ về Trái Đất
Dự án QUESS bước đầu thành công trong việc truyền tải dữ liệu từ vũ trụ về Trái Đất

Về mặt lý thuyết, sử dụng mật mã học để mã hóa an toàn hơn và tránh bị can thiệp vì thông tin được mã hóa trong phân tử lượng tử và sẽ bị phá hủy ngay khi hệ thống phát hiện dấu hiệu cố gắng xâm phạm.

“Phân phối key lượng tử bằng vệ tinh có thể được sử dụng cho hệ thống lượng tử đô thị, nơi có đủ sợi và thuận tiện để kết nối nhiều người dùng trong thành phố có diện tích hơn 100 km vuông”, Jianwei nói. “Chúng tôi có thể hình dung được hệ thống lượng tử tích hợp không gian - mặt đất, cho phép mật mã lượng tử - hầu hết là ứng dụng cho thông tin lượng tử - trở nên hữu ích hơn ở quy mô toàn cầu”.

Trung Quốc đã rất tham vọng nhận ra tầm quan trọng của công nghệ lượng tử, được cho là sẽ trở thành kỉ nguyên mới của các siêu máy tính nhanh hơn và mạnh hơn.

Từ hai thập kỉ trước, công nghệ lượng tử đã trở thành điểm tập trung chiến lược trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc. Trong khi Mỹ đầu tư khoảng 200 triệu đô la một năm cho nghiên cứu lượng tử thì Trung Quốc đã chi tới 101 tỉ đô la cho vật lý lượng tử trong năm 2015.

Thứ Tư, 30/08/2017 16:39
31 👨 354
0 Bình luận
Sắp xếp theo