Ứng xử với TRIPS?

TRIPS là cụm từ chỉ hiệp định Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ liên quan đến thương mại của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Việt Nam gia nhập WTO, các tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của WTO, trong đó có cả bảo vệ quyền sở hữu phần mềm (PM) máy tính.

Theo TRIPS, bất cứ ở đâu, người sử dụng, sáng chế đều phải trả tiền. Hầu hết các sáng chế, đều thuộc quyền sở hữu của những nước phát triển. Ước tính, 85% chi phí sáng chế thực hiện trong năm 2005 là của các nước công nghiệp phát triển. Trong tầm ngắn và trung hạn, ở các nước đang phát triển như Việt Nam (VN), việc tiếp cận công nghệ sẽ khó khăn và có thể dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, giảm số việc làm trong một số khu vực...

Nỗ lực của Việt Nam

Nếu không có phương án và lộ trình hợp lý, nỗ lực giảm tỷ lệ vi phạm BQPM của Việt Nam có thể biến thành cuộc chạy đua dùng tiền ngân sách để mua PM vô tội vạ.

Về cơ bản, các tiêu chuẩn bảo hộ trong Luật SHTT của VN đều phù hợp với TRIPS và khung pháp lý về SHTT của VN đã tương đồng với WTO, nhưng tính hiệu quả trong thực thi còn hạn chế. Vấn đề lớn nhất ở VN chính là làm thế nào để giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền (BQ) trong lĩnh vực PM đang được đánh giá là cao. Tuy nhiên, cao đến mức nào thì VN chưa có một cuộc khảo sát chính thức.

Hơn 1 năm qua, các cơ quan thực thi chính sách của VN đã thực hiện nhiều hoạt động thanh kiểm tra và kiên quyết xử phạt đối với các vụ vi phạm BQ PM. Nhiều công ty, cửa hàng kinh doanh máy tính đã phải nộp phạt vì các hành động sao chép và kinh doanh trái phép PM không BQ. Thực tế, vấn nạn vi phạm BQ PM của VN không phải là cá biệt. Mức thiệt hại về tài chính do vi phạm BQ ở VN (40,8 triệu USD năm 2004) thậm chí còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (3.822,5 triệu USD), Thái Lan (140,9 triệu USD), các quốc gia phát triển như Hàn Quốc (1.633 triệu USD), Mỹ (1,96 tỷ USD). Do mức thu nhập bình quân trên đầu người của VN còn thấp trong khi giá bán PM lại cao nên vẫn còn tình trạng trên. Tuy nhiên, với nỗ lực của Nhà Nước và các công ty cùng người dùng đầu cuối, tình hình sẽ được cải thiện.

Ứng xử với TRIPS thế nào?

Bảo vệ BQ nói chung và BQ PM máy tính nói riêng là cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao tầm văn hóa của mỗi quốc gia. Nhưng nhiều người đã đặt câu hỏi, giảm tỷ lệ vi phạm BQ, tuân thủ TRIPS có đồng nghĩa với việc VN phải "mua nhanh, mua hết" PM có BQ hay không? Câu trả lời có thể tìm thấy ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan...

Bộ Tài Chính là cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên đi tiên phong trong việc thỏa thuận mua bản quyền PM của Microsoft. Ảnh chụp lễ ký kết giữa bộ Tài Chính với đại diện tập đoàn Microsoft nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của chủ tịch Bill Gates hồi tháng 4 vừa qua.

Nếu không có phương án và lộ trình hợp lý, nỗ lực giảm tỷ lệ vi phạm BQ PM có thể biến thành cuộc mua PM lớn. Trong khi ngân sách dành cho ứng dụng CNTT trong nước còn rất khiêm tốn, việc "chạy đua" mua PM nước ngoài không căn cứ vào thực chất nhu cầu sử dụng và tính toán thiệt hơn rất có thể sẽ tạo mất thăng bằng trong đầu tư và làm giảm các nhu cầu mua sắm các PM ứng dụng khác.

Các quốc gia khác, người ta làm song song 2 việc: đàm phán với WTO về lộ trình giảm tỷ lệ vi phạm và có một đầu mối Chính Phủ (CP) để đàm phán với nhà SX PM Microsoft nhằm đưa ra một mức giá hợp lý có thể chấp nhận cho các bên. Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... đều đã và đang chủ động tiếp cận các giải pháp giúp giảm sự phụ thuộc vào PM của nước ngoài.

VN đã từng có dự án tổng thể "Ứng dụng và phát triển PM nguồn mở ở VN giai đoạn 2004 - 2008" do Thủ Tướng CP phê chuẩn tháng 3/2004. Nên chăng, trong lúc này, VN nên tiếp tục có những hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy phát triển PM nguồn mở. Bằng giải pháp này, CP VN có thể giúp người dùng và các TC/DN VN có lối thoát và thêm 1 sự lựa chọn giảm thế phụ thuộc vào PM nguồn đóng.

Một số kinh nghiệm từ châu Á
Trung Quốc (tỷ lệ vi phạm 86%): Để giảm bớt mức độ phụ thuộc vào các sản phẩm độc quyền nước ngoài, TQ đã quyết định thay thế bằng SP mã nguồn mở (ít nhất là vài chương trình Windows bằng Linux). Nhiều cơ quan công quyền tại địa phương và trung ương đã bắt đầu cài đặt PM nguồn mở như: bộ Khoa Học, bộ Thống Kê, ủy ban Lao Động Quốc Gia, thành ủy Bắc Kinh. Ngoài Linux, CP TQ cũng hỗ trợ rất nhiều sản phẩm nguồn mở khác: NeoShine, một biến thể tiếng Trung của OpenOffice.org... Bản thân OpenOffice cũng được TQ đưa vào danh sách các sản phẩm văn phòng cần ưu tiên. Với chủ trương "Người nội xài PM nội", CP TQ dự định cung cấp hơn 140.000 máy tính Linux cho các trường tiểu học và phổ thông cơ sở trên toàn tỉnh Giang Tô. Đây là chiến dịch triển khai Linux lớn nhất châu Á cho đến nay. Việc hậu thuẫn mạnh cho các PM nội địa được giới phân tích nhìn nhận như một nhân tố quyết định trong sự lên ngôi của nguồn mở tại TQ.

Ấn Độ (tỷ lệ vi phạm 74%): Với chủ trương "Hãy nói theo cách của bạn", CP Ấn Độ đã tài trợ cho một sáng kiến phân phát miễn phí các đĩa CD có chứa PM nguồn mở. Khoảng 3,5 triệu đĩa CD có chứa các ứng dụng nguồn mở bằng tiếng Tamil và 3,5 triệu CD bằng tiếng Hindi đã được phát hành đến cộng đồng. Tuy nhiên, theo kế hoạch, CP Ấn Độ sẽ còn phân phát tiếp đĩa CD PM bằng đủ 22 thứ tiếng đang được sử dụng phổ biến tại nước này. Giới chuyên gia cho rằng, nếu Ấn Độ quyết tâm theo đuổi nguồn mở thì Microsoft sẽ gặp rắc rối thật sự, bởi Ấn Độ có một đội ngũ kỹ sư PM đông đảo, có trình độ cao và chuyên nghiệp hơn bất cứ quốc gia đang phát triển nào.

Thái Lan (tỷ lệ vi phạm 84%): Cùng với chương trình "Phổ cập CNTT đến mọi người dân", bộ Thông Tin Truyền Thông và Công Nghệ Thái Lan đã công bố chương trình có tên "Peoples PC". Theo đó, CP sẽ trợ giá để các hãng máy tính hạ giá bán: khoảng 458 USD/máy tính xách tay và khoảng 256 USD/máy tính để bàn. Các máy tính này đều được cài hệ điều hành Linux TLE (phiên bản tiếng Thái của hệ điều hành Linux và bộ PM Open Office chạy trên nền Linux). Chỉ một tháng sau, dân Thái Lan đã tiêu thụ hơn 160.000 máy tính của các hãng máy tính Thái. Sự thành công này khiến Microsoft "đại hạ giá” cả Windows lẫn Office ở Thái Lan. Chính sách của CP Thái Lan vừa kích cầu, vừa giúp phổ cập CNTT cho người thu nhập thấp, giảm vi phạm BQ PM.

Quyền SHTT và TRIPS

SHTT là vấn đề xuất hiện từ đầu thế kỷ 19 với sự ra đời của nhiều công ước như Công Ước Paris, Công Ước Berne (1886), Công Ước Rome (1961)... Từ những năm 1980 trở lại đây, SHTT trở thành mối quan tâm thường xuyên và là điều kiện để tham gia các thể chế thương mại quốc tế.

Để thu hẹp khoảng cách của những quyền SHTT này và biến chúng thành luật lệ chung của thế giới, tháng 4/1994, TRIPS đã ra đời và có hiệu lực từ 1/1/1995. TRIPS thiết lập các mức độ bảo vệ tối thiểu mà mỗi CP phải đảm bảo cho quyền SHTT của các thành viên WTO.

Nhằm tránh tình trạng mua PM vô tội vạ trong cơ quan nhà nước trong khi vẫn phải đảm bảo giảm tỷ lệ vi phạm, một doanh nghiệp đã nêu giải pháp:
- Yêu cầu loại bỏ ngay những PM bất hợp pháp trong cơ quan CP
- Khảo sát để xác định chính xác nhu cầu công việc xem ai cần dùng PM, ai không.
- Phân loại nhu cầu thành 3 mức: cao (1), trung bình (2) và thấp hoặc không nhu cầu (3). Từ đó đưa ra quy định sử dụng và mua sắm tùy theo từng mức nhu cầu.Nhằm tránh tình trạng mua PM vô tội vạ trong cơ quan nhà nước trong khi vẫn phải đảm bảo giảm tỷ lệ vi phạm, một doanh nghiệp đã nêu giải pháp:
- Yêu cầu loại bỏ ngay những PM bất hợp pháp trong cơ quan CP
- Khảo sát để xác định chính xác nhu cầu công việc xem ai cần dùng PM, ai không.
- Phân loại nhu cầu thành 3 mức: cao (1), trung bình (2) và thấp hoặc không nhu cầu (3). Từ đó đưa ra quy định sử dụng và mua sắm tùy theo từng mức nhu cầu.
Thỏa thuận TRIPS xoay quanh 5 vấn đề chính: các nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại và các thỏa thuận quốc tế khác về quyền SHTT có thể được áp dụng như thế nào; làm thế nào để cung cấp sự bảo vệ đầy đủ đến các quyền SHTT; làm thế nào để các quốc gia tôn trọng đầy đủ các quyền này trong chính đất nước của mình; làm thế nào để dàn xếp sự tranh cãi trên quyền SHTT giữa các thành viên WTO; các thỏa thuận chuyển tiếp đặc biệt trong suốt quãng thời gian khi hệ thống mới sắp được giới thiệu.

Các dạng SHTT gồm: tác quyền (copyright) và các quyền liên quan; tên thương mại (trademark), kể cả nhãn hiệu dịch vụ; chỉ dẫn địa lý (geographical indication); kiểu dáng thiết kế công nghiệp (industry design); bằng sáng chế (patent); bản phim thiết kế (topography) của mạch điện tử tích hợp; thông tin bí mật, kể cả bí mật thương mại.

Thi hành TRIPS: cứng rắn nhưng công bằng

Phần 3 của TRIPS cho rằng các CP phải đảm bảo quyền SHTT có hiệu lực bên dưới các luật của họ, và hình thức xử phạt vi phạm phải đủ cứng rắn để ngăn cản vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn. Các thủ tục (hành chính) phải công bằng và hợp lý, và không cần thiết phải phức tạp/rắc rối về mặt quy trình hay tốn kém chi phí. Họ sẽ không chấp nhận sự giới hạn thời gian bất hợp lý hay sự trì hoãn mà không có lý do xác đáng. Những người liên quan có thể yêu cầu toà án xem xét lại một phán quyết dân sự trước đó hay yêu cầu một quyết định của tòa án cấp thấp.
(Nguồn: www.wto.org)

Thứ Hai, 04/12/2006 10:32
31 👨 70
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp