10 ứng dụng Android không nên cài đặt

Dưới đây là 10 ứng dụng Android được đánh giá là sẽ ảnh hưởng đến bảo mật và quyền riêng tư của người dùng. Vì vậy, người dùng nên cân nhắc trước khi cài đặt chúng trên điện thoại.

QuickPic Gallery

QuickPic Gallery

Trước khi được mua lại bởi Cheetah Mobile- một công ty có tiếng của Trung Quốc vào năm 2015, QuickPic được nhiều người tải về sử dụng bởi là một thư viện ảnh thân thiện với thông tin rõ ràng và cập nhật thường xuyên.

Nhưng hiện nay, QuickPic trở thành một ứng dụng có hại. Một người dùng Google Plus đã phát hiện bằng chứng cho thấy ứng dụng này bắt đầu tải dữ liệu của người dùng về máy chủ của công ty.

Cuối năm 2018, QuickPic từng bị xóa hoàn toàn khỏi CH Play nhưng đã được đưa trở lại vào năm 2019.

Hiện tại trên cửa hàng của Google có rất nhiều ứng dụng có tên QuickPic, rất khó có thể phân biệt đâu là phiên bản gốc. Vì vậy, để an toàn người dùng không nên cài đặt ứng dụng này.

ES File Explorer

ES File Explorer

Cách đây 5 năm, ứng dụng quản lý tệp này từng được nhiều người tin tưởng bởi nó rất tốt. Tuy nhiên, sau đó ngày càng có nhiều bloatware và quảng cáo ẩn trong phiên bản miễn phí của ứng dụng này. Khi người dùng sử dụng ứng dụng sẽ xuất hiện các cửa sổ thông báo không thể và tắt yêu cầu người dùng tải thêm các ứng dụng bổ sung.

Tháng 4/2019, ES File Explorer đã bị loại khỏi CHPlay vì gian lận trong quảng cáo. Hiện tại, có rất nhiều ứng dụng mạo danh ES File Explorer trên CHPlay và được một số người dùng tải về sử dụng.

Dolphin Web Browser

Dolphin Web Browser

Dolphin Web không chỉ theo dõi người dùng mà còn lưu cả các lượt truy cập trang web của người dùng ở chế độ ẩn danh. Thậm chí, khi người dùng sử dụng VPN (Virtual Private Network - mạng riêng ảo), trình duyệt Dolphin Web còn tiết lộ địa chỉ ISP (Internet Service Provider) của họ.

UC Browser

UC Browser

Trình duyệt web trên Android phổ biến này từng dính phốt vì vấn đề theo dõi người dùng. Các tìm kiếm được yêu cầu khi truy cập được gửi tới Yahoo India và Google mà không hề được mã hoá. Số IMSI, số IMEI, Android ID và địa chỉ MAC Wi-Fi của người dùng cũng không được mã hóa và gửi đến Umeng (một công cụ phân tích của Alibaba). Còn dữ liệu định vị cũng được gửi đến AMAP (công cụ lập bản đồ của Alibaba) và tất nhiên là không được mã hóa.

Hago

Hago

Đây là một ứng dụng chơi game và trò chuyện với bạn bè, cho phép người dùng chơi và kiếm lời bằng tiền thật. Vì vậy, đây là ứng dụng được cảnh báo về vấn đề cờ bạc đáng ra không nên có.

CLEANit

CLEANit

CLEANit được quảng cáo là trình dọn dẹp rác trên điện thoại hiệu quả và phổ biến. Tuy nhiên, ứng dụng này lại chẳng mang lại tác dụng gì cho điện thoại ngoài việc tạo lòng tin giả. Việc giải phóng các ứng dụng đang chạy hầu như không giúp tiết kiệm pin mà việc xoá RAM còn khiến thiết bị ngốn nhiều pin hơn.

Fildo

Fildo

Đây là một ứng dụng tải nhạc bất hợp pháp ẩn dưới dạng trình phát nhạc. Trong một thời gian dài, Fildo và Netease - công ty giải trí trực tuyến Trung Quốc, đã có quan hệ thân thiết với nhau để cho phép người dùng tải xuống các bài hát từ máy chủ của Netease. Vì vậy, có nhiều lo ngại về vấn đề thu thập dữ liệu và quyền riêng tư do khi sử dụng ứng dụng này.

Clean Master

Clean Master

Đây là ứng dụng giúp tối ưu hóa cho điện thoại nhưng đã bị xóa vào năm 2019. Tuy nhiên, file APK của nó vẫn tồn tại và đang được nhiều người sử dụng.

Almost Every Anti-Virus App

Cũng giống như các ứng dụng trên, đây là một ứng dụng hoàn toàn vô dụng. Nhưng nó vẫn chiếm được lòng tin của rất nhiều người dùng.

DU Battery Saver & Fast Charge

DU Battery Saver & Fast Charge

Được quảng cáo là tiết kiệm pin và giúp sạc nhanh, DU Battery Saver & Fast Charge được người dùng tin tưởng và có số lượt tải xuống khủng. Và tất nhiên, quảng cáo vẫn mãi chỉ là quảng cáo mà thôi bởi một ứng dụng bên ngoài không thể can thiệp đến tốc độ sạc của thiết bị. Thực tế ứng dụng này chứa rất nhiều quảng cáo và đã bị loại khỏi CH Play vào tháng 4/2019. Nhưng hiện nay nhiều người vẫn tìm cách tải về thông qua APK.

Thứ Ba, 20/10/2020 15:30
3,69 👨 5.564
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ