Touch phone – Điện thoại cảm ứng

Xu hướng điện thoại di động mới nhất đang làm “rung động” biết bao trái tim người tiêu dùng không gì khác chính là “Touch phone”.

Các chuyên gia cho rằng đến năm 2013, “Touch phone” sẽ chiếm 25% thị phần điện thoại di động toàn cầu. Vậy lý do nào đã khiến người tiêu dùng lại “đắm đuối” “Touch phone” đến thế?

Ngay từ khi ra đời, loài người đã bắt đầu cảm nhận thế giới xung quanh bằng việc chạm vào hay tiếp xúc cơ thể với nhau hay với vật thể khác. Tuy nhiên với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, con người ngày càng “dựa” vào âm thanh, chữ viết, thông tin được nhìn thấy và từ đó, tầm quan trọng của cảm giác “chạm” đã mất dần đi. Với chức năng màn hình cảm ứng, “Touch phone” đang dần trở nên rất phổ biển. Hiện nay, điện thoại di động không chỉ đơn giản được sử dụng để nói chuyện với người khác mà nó còn trở thành một phương tiện quan trọng để chia sẻ dữ liệu như gửi tin nhắn (SMS). Thay cho việc ấn các nút cho các tin nhắn hay quay số, người ta đã bắt đầu lựa chọn việc “chạm” vào màn hình điện thoại.

Con người tương tác với thế giới thông qua hai phương thức “phản hồi lực (force feedback)” và “phản hồi chạm (touch feedback)”. Hai phương thức này được phát triển vào những năm 50 thế kỷ 20 từ việc nghiên cứu, chế tạo robot công nghệp điều khiển từ xa. Hai hình thức phản hồi này trở nên phổ biến vào năm 1983 với việc lần đầu tiên giới thiệu game đua ôtô sử dụng bánh lái rung. Từ đây, con người bắt đầu quan tâm đến việc “liên lạc bằng một cú chạm” và chào đón sự ra đời của mẫu điện thoại “iPhone 2007” của Apple được kết hợp chức năng màn hình cảm ứng vào điện thoại di động. “Touch phone” cho phép người dùng chỉ phải thực hiện những thao tác đơn giản là chạm vào các biểu tượng trên màn hình điện thoại. Tuy nhiên, so với các phím điện thoại truyền thống, người dùng lại dễ mắc lỗi hơn vì họ khó có thể biết được có chạm đúng biểu tương, số, chữ cái hay không. Thời kỳ đầu, bên cạnh những ưu điểm, loại điện thoại này cũng tồn tại khá nhiều điểm yếu. Tuy nhiên giờ đây, công nghệ “Touch phone” đang ngày càng được cải tiến.

Năm 1983, Tập đoàn máy tính Apple đã cho ra đời chiếc máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới kết hợp tính năng đồ họa và con chuột. Sau khi “Apple Lisa” được giới thiệu, việc thương mại hóa các thiết bị đầu vào đã trở thành một mảnh đất màu mỡ của ngành công nghiệp IT. Các nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới đang cạnh tranh để tạo ra những chiếc “Touch phone” hiện đại. Hàn Quốc đã bắt đầu chú ý đến công nghệ “tiếp xúc (haptic)” hay còn gọi là công nghệ “chạm (touch)”. Công nghệ “haptic” cũng giống như công nghệ “touch” mà con người đã quen thuộc từ việc sử dụng bàn phím analog. Công nghệ không chỉ giảm tỷ lệ lỗi sai mà còn mang lại cho người sử dụng những cảm nhận thực tế như việc họ đang có cảm giác vặn nút âm thanh thật của đài khi họ tăng âm. Người dùng cũng sẽ cảm thấy như thể họ đang được lướt qua một cuốn album ảnh khi họ chạm vào file album ảnh. Công nghệ “đáp lại” cái chạm của người dùng bằng phản ứng với 20 loại rung động khác nhau. Với những phiên bản “Touch phone” của mình, trong 3 tháng đầu năm nay, Samsung và LG, hai hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất Hàn Quốc đã giành được vị trí thứ nhất và thứ ba trên thị trường điện thoại di động toàn cầu.

Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát triển một hệ thống mới sản xuất ra những hình dáng ảo trong không khí bằng sóng siêu âm. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cũng đang bắt tay vào việc phát triển công nghệ “haptic” tạo ra sự “phát xạ” khi điện được truyền qua bề mặt cao su được xử lý đặc biệt. Trong tương lai, “Touch Phone” sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa. Vậy chúng ta hãy cũng nhau dõi theo cuộc cách mạng của “Touch phone”, loại điện thoại có khả năng đáp lại những “cú chạm” của con người.

Thứ Sáu, 02/10/2009 14:58
2,52 👨 684
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp