Smartphone có cần phần mềm bảo mật?

Khi điện thoại di động ngày càng được sử dụng phổ biến hơn với nhiều tính năng mới thì người dùng càng lưu trữ nhiều các thông tin quan trọng trên nó. Điện thoại cấm tay vì thế trở thành một phần không thể thiếu đối với người dùng cũng như sẽ là đối tượng của các cuộc tấn công trong tương lai.

Bài viết này sẽ đề cập đến hiện trạng bảo mật, những rủi ro sẽ đến với smartphone và các phần mềm bảo mật hàng đầu dành cho ĐTDĐ hiện nay.

Bảo mật điện thoại chưa được quan tâm

ĐTDĐ ngày càng được cải tiến và mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dùng với các tính năng có thể kết nối với máy tính, lưu trữ nhiều thông tin và còn có thể trở thành phương tiện giải trí đa phương tiện cho người dùng. Vì vậy ĐTDĐ sẽ gặp phải những nguy cơ bị tấn công như đối với máy tính trong thời gian qua. Tuy nhiên, vấn đề bảo mật cho ĐTDĐ vẫn chưa được chú trọng.

Số người sử dụng smartphone như một công cụ làm việc đang tăng lên trong vòng 3 năm qua và theo dự đoán của IDC, hơn 70% nhân viên sẽ sử sụng ĐTDĐ để kết nối tới các mạng của doanh nghiệp trong 4 năm tới.

Tuy nhiên, ĐTDĐ vẫn chưa được bảo mật theo cách giống như đối với máy tính. David Emm, một thành viên của đội nghiên cứu và phân tích toàn cầu tại Kaspersky Lab cho biết, trong một sự kiện bảo mật CNTT gần đây, chỉ có 30% khách mời thừa nhận rằng các tính năng bảo mật trên máy tính sẽ được áp dụng sang ĐTDĐ và thiết bị PDA.

Graham Cluley, cố vấn công nghệ cao cấp của hãng bảo mậtSophos đã đồng tình với ý kiến cho rằng, người dùng đã không quan tâm đến bảo mật điện thoại như những gì họ nên làm. Nhiều người không có mật khẩu bảo mật cho thiết bị hay các công ty không thực hiện mã hóa để bảo đảm dữ liệu mật được an toàn hơn.

Nhiều rủi ro

Theo Cluley, rủi ro lớn nhất cho chủ nhân của ĐTDĐ là khi người dùng đánh mất điện thoại vào tay kẻ xấu với những thông tin quan trọng không được bảo mật.

Hiện cũng có các giải pháp để bảo vệ dữ liệu trên các ĐTDĐ bị mất hay bị đánh cắp. Một số hãng như BlackBerry vừa xây dựng phần mềm bảo vệ tất cả dữ liệu và ngăn chặn việc truy cập vào điện thoại cho đến khi thiết bị mới được khôi phục dữ liệu trở lại và trong trường hợp bị đánh cắp, toàn bộ thông tin sẽ được tự động xóa từ xa.

Mặc dù đã xuất hiện một số loại virus trên ĐTDĐ nhưng số lượng còn rất nhỏ so với những gì chúng đã gây ra cho hệ thống máy tính cài đặt hệ điều hành Windows trong thời gian vừa qua. Các virus điện thoại mới chỉ xuất hiện ở mức độ thể hiện bản thân của tác giả chứ chưa phải vì động cơ tài chính giống như hầu hết các mã độc hiện nay tấn công trên hệ thống máy tính.

Trong tương lai, hầu hết các cuộc tấn công sẽ nhằm vào các nền tảng khác như hệ điều hành Symbian, Android,... Rủi ro đối với điện thoại di động tuy mới ở mức độ thấp nhưng đang có dấu hiệu tăng lên. Năm ngoái, một dạng trojan đã tấn công vào điện thoại iPhone. Tháng Giêng năm nay, hãng bảo mật đã phát hiện một chương trình Crimeware (một trojan SMS.Python.Flocker) tấn công hệ điều hành Symbian. Chúng nhắm tới các khách hàng của mạng Viễn thông Indonesia và yêu cầu một dịch vụ chuyển tiền.

Trojan đã gửi một tin nhắn SMS tới các khách hàng hướng việc chuyển tiền tới tài khoản của bọn tội phạm mạng.

Các virus có thể lây nhiễm cho ĐTDĐ theo rất nhiều cách khác nhau, mà hầu hết là qua kết nối Blutooth và tin nhắn MMS. Tuy nhiên, theo lý thuyết, virus có thể lây lan qua thư điện tử và tải về từ web đối với những người dùng sử dụng smartphone như một phương tiện liên lạc và thiết bị truy cập web.

Mặc dù rủi ro lây nhiễm virus trên điện thoại còn khá ít so với máy tính nhưng Cluley cho rằng, việc cài đặt phần mềm bảo mật sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng ĐTDĐ rất nhiều. Dưới đây là 5 phần mềm bảo mật hàng đầu dành cho ĐTDĐ hiện nay.

Sophos Mobile Security

Hiện, người dùng có thể tải phần mềm bảo mật di động Sophos dành cho điện thoại cài hệ điều hành Windows và bảo vệ thiết bị chống lại các cuộc tấn công mã độc qua MMS, SMS, email, Wi-Fi, Bluetooth,...

Phần mềm cho phép người dùng quét thiết bị theo yêu cầu, theo định kỳ,...Nếu phát hiện thấy có virus hay spyware, Sophos Mobile Security sẽ cô lập file và gửi cảnh báo tới người quản trị mạng.

F-Secure Mobile Security

Phần mềm bảo mật F-Secure Mobile có đặc tính như một firewall (tường lửa) được tích hợp thêm cho hệ thống dò tìm virus và bảo vệ các smartphone cài đặt hệ điều hành Windows Mobile và Symbian chống lại virus, các loại sâu, trojan và các cuộc tấn công bởi mã độc.

Vì phần mềm chạy trên màn hình nền nên sẽ có một chút gián đoạn trong ngày làm việc của bạn. Khi phát hiện ra thiết bị bị tấn công, người dùng phải tự quyết định xử lý đối với tài liệu bị nhiễm. Việc cập nhật phần mềm sẽ được thực hiện qua mạng không dây Wi-Fi, GPRS và mạng 3G. Người dùng nên cập nhật mới thường xuyên cho phần mềm bảo mật.

Kaspersky Mobile Security

Giống như giải pháp F-Secure, phần mềm bảo mật Mobile Security của Kaspersky là một firewall được tích hợp thêm để chống virus trên ĐTDĐ. Chúng cũng có tính năng chống phát tán thư rác và chống đánh cắp thông tin. Nếu Kaspersky phát hiện thấy file bị nhiễm virus trong hay sau quá trình quét, người dùng có thể quyết định cô lập hoặc xóa chúng khỏi thiết bị.

Không giống như các giải pháp bảo mật trên điện thoại khác, Kaspersky còn có dịch vụ bảo vệ thiết bị gọi là SIM Watch. Dịch vụ này cảnh báo người dùng khi thẻ SIM khác được lắp vào máy trong trường hợp điện thoại bị mất cắp. Thiết bị sẽ tự động gửi tin nhắn cho người dùng thông báo về số điện thoại mới. Vì vậy người dùng có thể dò tìm được kẻ đánh cắp và chiếc phone bị mất của mình.

Trend Micro

Trend Micro có hai phiên bản: Enterprise dành cho doanh nghiệp và một giải pháp dành cho cá nhân. Phần mềm có đầy đủ tính năng như chống virus, công cụ tường lửa chống spyware và chống thư rác.

Tính năng danh sách đen cho phép người dùng thêm vào danh sách đen những người không đáng tin và sẽ chặn toàn bộ tin nhắn nguy hiểm từ nhưng người dùng này tới thiết bị.

Trend Micro cũng giám sát lưu lượng mạng ra và vào thiết bị để biết được sự xâm nhập của virus vào điện thoại. Việc cập nhật mới cho phần mềm sẽ được thực hiện mỗi khi thiết bị được kết nối với mạng không dây hoặc qua máy tính.

Norton Smartphone Security

Phần mềm bảo mật smartphone của Symantec có tên gọi Mobile Security Suite 5.0 được xây dựng dựa trên giải pháp bảo mật dành cho máy tính.

Phần mềm có các tính năng như chống virus và tường lửa bằng cách mã hóa thư mục trên điện thoại, khóa thiết bị, khả năng điều khiển truy cập mạng,...

Norton Smartphone Security yêu cầu khóa thiết bị từ nhà quản trị để ngăn việc truy cập tới giao diện điện thoại. Khi muốn sử dụng điện thoại từ chế độ không hoạt động, người dùng phải gõ mã PIN để truy cập trở lại.

Thứ Ba, 16/06/2009 08:34
31 👨 273
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp