Xuất hiện hàng loạt chiến dịch lừa đảo tiền ảo dưới danh nghĩa "ủng hộ Ukraina"

Những kẻ lừa đảo đang nhắm mục tiêu vào người dùng ngây thơ qua các trang web lừa đảo, bài đăng trên diễn đàn và liên kết trong email để lừa họ quyên góp tiền điện tử dưới danh nghĩa "ủng hộ Ukraina".

Hàng loạt chiến dịch lừa đảo với thủ đoạn này đã xuất hiện sau khi chính phủ Ukraina quyên góp được 37 triệu USD tiền ảo.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch lừa đảo, tội phạm mạng sử dụng nhiều phương thức khác nhau. Chúng dùng các email lừa đảo giả mạo được làm sao cho giống như được gửi từ các tên miền npr.org hoặc Văn phòng Liên hợp quốc về Điều phối Nhân đạo (OCHA). Chúng cũng sử dụng các bài đăng trên diễn đàn với tuyên bố rằng chúng đứng đằng sau phong trào "Help Ukraina".

Dưới đây là một trong những email lừa đảo trong số các email được thống kê bởi các chuyên gia bảo mật:

Xuất hiện hàng loạt chiến dịch lừa đảo tiền ảo dưới danh nghĩa "ủng hộ Ukraina"

Các tên miền giảo mạo gồm ukraine-donate[.]org, UkraineGlobalAid[.]com, savelifeinukraine.app-en[.]com, donateukraine[.]sbs và shealterukraine[.]org. Kèm theo các bài đăng, email lừa đảo là những địa chỉ ví Bitcoin và Ethereum không liên quan gì tới chính phủ Ukraina.

Xuất hiện hàng loạt chiến dịch lừa đảo tiền ảo dưới danh nghĩa "ủng hộ Ukraina"

Hoạt động lừa đảo trên không gian mạng, nhất là lừa đảo tiền điện tử đang có xu hướng gia tăng trong những năm vừa qua. Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn đã được thực hiện trót lọt.

Năm 2020, hacker đã xâm nhập thành công tài khoản Twitter đã được xác minh của các nhân vật nổi tiếng bao gồm Elon Musk, Bill Gates... để thực hiện hành vi lừa đảo. Chúng dụ dỗ những ai cả tin chuyển tiền ảo cho chúng để nhận về khoản thưởng gấp đôi.

Năm 2021, Bitcoin.org đã bị tấn công và những kẻ đứng đằng sau vụ này đã đánh cắp 17.000 USD.

Nếu bạn muốn quyên góp cho Ukraina, hãy đảm bảo rằng bạn gửi đúng địa chỉ ví do chính phủ Ukraina cung cấp.

Thứ Tư, 02/03/2022 10:02
51 👨 281
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ