5 loài rắn độc nhất Việt Nam, vị trí số 1 không phải hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia

Hiện nay trên Trái đất có tới 3.500 loài rắn khác nhau, trong đó có khoảng 600 loài có nọc độc. Ở nước ta cũng có rất nhiều loài rắn độc nguy hiểm như rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn cạp nia… Vậy, loài nào là loài rắn độc nhất Việt Nam.

1. Rắn biển Peron (Tên khoa học: Hydrophis peronii)

Rắn biển Peron. Ảnh: Thành Luân.
Rắn biển Peron. Ảnh: Thành Luân.

Loài rắn biển Peron hay còn được gọi là rắn biển sừng là loài rắn độc nhất Việt Nam. Chúng thường sống dưới biển và thường phải trồi lên mặt nước để thở do không có mang.

Rắn biển Peron phân bố ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, vịnh Bắc Bộ, Bình Thuận. Thức ăn yêu thích của chúng là các loài cá nhỏ nên chúng cực kỳ yêu thích vùng biển có nhiều rặng san hô.

Rắn biển Peron được xếp thứ 5 trong danh sách những loài rắn độc nhất thế giới

Theo World's Most Venomous Snakes - Những loài rắn độc nhất thế giới, Đại học Melbourne, Úc, 2014 thì rắn biển Peron được xếp thứ 5 trong danh sách những loài rắn độc nhất thế giới. Đứng đầu danh sách là rắn Taipan nội địa, các vị trí tiếp theo là rắn biển Dubois, rắn nâu miền Đông và rắn biển bụng vàng.

2. Rắn hổ mang chúa (Tên khoa học: Ophiophagus hannah)

Rắn hổ chúa. Ảnh: Tom Charlton.
Rắn hổ chúa. Ảnh: Tom Charlton.

Hổ mang chúa hay rắn hổ mây là loài rắn độc dài nhất thế giới. Loài rắn độc này có thể tiêm một lượng nọc độc với liều lên tới khoảng 200 đến 500 mg hoặc thậm chí lên đến 7 ml, lượng nọc độc này có thể giết chết vài chục người trưởng thành hoặc một con voi trưởng thành chỉ sau 30 phút.

3. Rắn hổ mèo (Tên khoa học: Naja siamensis)

Rắn hổ mèo. Ảnh: Pinterest.
Rắn hổ mèo. Ảnh: Pinterest.

Rắn hổ mèo hay hổ mang Xiêm hoặc rắn hổ mang Đông Dương là loài rắn cực độc. Nạn nhân của loài rắn độc này sẽ bị suy hô hấp dẫn đến ngạt thở, tử vong trong khoảng 30 phút nếu không được chữa trị. Nếu bị rắn hổ mèo phun nọc độc trúng vào mắt thì nạn nhân có thể bị mù tạm thời hay thậm chí còn có thể gây mù vĩnh viễn.

4. Rắn cạp nia (Tên khoa học: Bungarus candidus)

Cạp nia. Ảnh: Wiki.
Cạp nia. Ảnh: Wiki.

Rắn cạp nia có khoang đen trắng đặc trưng, thường được phát hiện ở những khu vực đồng bằng, nơi gần nguồn nước như ruộng lúa, ven sông, kênh. Loài rắn độc này cũng thường chỉ hoạt động về đêm, chúng rất nhút nhát và thường lẩn trốn con người.

Tỷ lệ tử vong khi bị loài rắn độc này cắn lên đến 50% ngay cả khi nạn nhân được điều trị bằng huyết thanh chống nọc độc.

5. Rắn cạp nong

Rắn cạp nong có khoang đen vàng. Ảnh: Thailand Snakes.
Rắn cạp nong có khoang đen vàng. Ảnh: Thailand Snakes.

Rắn cạp nong có khoang đen vàng đặc trưng. Chúng có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau từ từ núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối, nương rẫy… cho tới hẻm đá. Loài rắn độc này thường chỉ hoạt động về đêm, đặc biệt là khi trời mưa.

Mỗi lần cắn, lượng nọc độc trung bình của chúng là từ 20–114 mg. Nọc độc của chúng chứa độc tố gây hại trực tiếp tới hệ thần kinh nên có thể giết chết nạn nhân ngay tại chỗ sau khoảng 30 phút nếu không chữa trị kịp thời.

Thứ Hai, 01/03/2021 10:25
3,828 👨 52.749
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật