Bí ẩn ‘nụ hôn thần chết’ của cá miệng rộng, mở to miệng gấp 4 lần mỗi khi chiến đấu
Loài cá miệng rộng Neoclinus blanchardi sinh sống chủ yếu ở khu vực đáy biển thuộc vùng đông bắc Thái Bình Dương. Chúng sống ở độ sâu 5 - 70m, vùng ven biển và chọn các khe dưới đáy đại dương, vỏ sò bỏ không để làm nơi trú ngụ.
Loài cá đặc biệt này có thể mở rộng miệng gấp 4 lần kích thước khi ngậm lại. Chúng sử dụng nụ hôn để “chiến đấu” thay vì thể hiện tình cảm. Những con cá đực sử dụng chiếc miệng khổng lồ và mạnh mẽ để đe dọa đối phương trong các cuộc tranh giành lãnh thổ. Trên thực tế, những con cá này không cố làm tổn thương nhau nhưng với hàm răng sắc nhọn của mình, chúng vẫn có thể khiến đối thủ bị thương.
Nhưng cái miệng rộng này lại khiến chúng không tạo ra được lực hút cần thiết để kéo những sinh vật phù du về phía miệng, gây khó khăn khi kiếm ăn. Vì vậy, những con cá miệng rộng phải tự đi săn bắt những con cá nhỏ hoặc ăn trứng mực.
Cá Neoclinus blanchardi khá ‘bá đạo’, được đánh giá là một “tay khá thú vị” của đại dương bởi chúng không sợ thứ gì, kể cả con người. Nếu bạn tới gần nơi trú ẩn của cá miệng rộng dưới đáy đại dương, hãy cẩn thận bởi chúng có thể bất ngờ lao ra tấn công bạn để bảo vệ lãnh thổ của mình.
Cá Neoclinus blanchardi là loài da trơn, có vây chạy dọc từ đầu tới hết đuôi. Tuổi thọ của loài cá “ngoài hành tinh” này khá ngắn, chỉ sống chừng 5-6 năm. Cá Neoclinus blanchardi cái thường đẻ từ tháng giêng đến hết tháng 8 hàng năm với khoảng 3.000 trứng mỗi con.
Bạn nên đọc
-
Tại sao cá heo thích cưỡi sóng trước mũi tàu?
-
Loài cá kỳ lạ có tới, 555 chiếc răng, mỗi ngày rụng 20 chiếc
-
Cận cảnh ốc cối tung đòn tấn công 1/5000 giây rồi nuốt sống cả con cá
-
Rồng Komodo nuốt chửng rùa
-
Đẻn là con gì?
-
Cá siêu đen, có khả năng hấp thụ ít nhất 99,5% ánh sáng
-
Loài cá nguy hiểm nhất thế giới, có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác
-
13 loài vật có khả năng ngụy trang siêu đẳng, gần như vô hình trong môi trường tự nhiên
-
Loài tôm ‘khó ăn’ nhất hành tinh, có thể sống trong nước nóng 450 độ C