Vì sao nhiều điện thoại Android bắt chước tai thỏ của iPhone X?

Bắt chước, sao chép lẫn nhau không còn xa lạ gì trên thương trường. Nhìn vào lịch sử đối đầu của Android và iOS cũng thấy, hai hệ điều hành di động này đã luôn “mượn” đặc điểm, tính năng của nhau nhiều năm.

Rất nhiều trong số đó chúng ta có thể hiểu được lý do vì sao: iPhone dần dần bổ sung sạc không dây và màn hình tràn cạnh trong khi Google học từ App Store và các thiết lập cài đặt nhanh chóng, tiện lợi.

Nhưng cái rãnh trên iPhone X, hay vẫn được fan gọi là “tai thỏ” vốn là đặc điểm thiết kế bị dân tình chê bai kịch liệt khi chiếc điện thoại nghìn đô này ra mắt, thậm chí còn tìm cách che nó đi. Vậy thì vì sao nhiều điện thoại Android lại mang cái rãnh này lên điện thoại của mình tại Mobile World Congress MWC 2018 như vậy và ngay cả Google cũng có dự định tương tự?

Apple vẫn có tiền lệ là người được nhắc tới tại nhiều hội chợ thương mại dù không hề tham dự và MWC 2018 không phải ngoại lệ. Tại MWC năm nay, chúng ta cũng chứng kiến nhiều smartphone sao chép cái rãnh này, hầu hết là các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc như Oukitel, Doogee, Blackview, UleFone, OtOt…

Tai thỏ - đặc điểm nhận diện của iPhone X
Tai thỏ - đặc điểm nhận diện của iPhone X

Danh sách vẫn còn dài và thậm chí dần dần còn có cả những cái tên quen thuộc hơn. Chiếc Zenfone 5 của Asus cũng lấy cảm hứng từ tai thỏ và còn có nguồn tin cho thấy chiếc điện thoại flagship tiếp theo của Huawei cũng đi theo con đường tương tự.

Trưởng bộ phận tiếp thị toàn cầu của Asus Marcel Campos nói rằng “Một số người nói rằng chúng tôi sao chép Apple. Nhưng thực ra chúng tôi không thể quay lưng với những gì người dùng muốn. Bạn phải đi theo xu hướng thôi”.

Theo Bloomberg, ông lớn Google đang chuẩn bị một đợt cải tổ cho Android, trong đó có cả khả năng hỗ trợ chiếc tai thỏ - đặc điểm nhận dạng của iPhone X - cho OS của mình. Khi đó, sẽ nhiều điện thoại Android có tai thỏ và có lẽ Android sẽ dùng vùng mở rộng này để hiển thị thông báo hay thiết lập, cũng có thể là cho thanh tìm kiếm hoặc để dễ dàng truy cập Google Assistant.

Nguồn tin cũng cho hay cùng với các thay đổi về thiết kế khác, Google hy vọng có thể kéo người dùng iOS sang Android, vừa vì tính năng vừa vì thiết kế. Dù là hiện tại, Google không chỉ đơn thuần sao chép Apple mà cũng có những thành công của riêng mình - như Google Pixel 2.

Google Pixel 2 được đánh giá là một trong những smartphone tốt nhất hiện nay
Google Pixel 2 được đánh giá là một trong những smartphone tốt nhất hiện nay

Thực tế những cái rãnh trên những chiếc điện thoại này chỉ đơn giản là thiết kế chứ không bắt buộc phải có ở đó. Chúng không có cảm biến nhận dạng khuôn mặt, thường chỉ có camera selfie, loa hay cảm biến ánh sáng môi trường.

Nhưng với iPhone X thì khác. Apple muốn màn hình rộng nhất có thể, loại bỏ vòng bezel, bỏ cảm biến vân tay và thêm cảm biến 3D cho FaceID - tai thỏ chính là nơi đặt cảm biến này. Ngoài việc xác thực, công nghệ này còn dùng cho thực tế tăng cường hay Animoji.

Hãy nhớ lại lần cuối Apple giới thiệu thiết kế mới đáng kể cho iPhone, bản 6 và 6 Plus vào năm 2014. Nó không hề được đón nhận, còn được cho là chiếc iPhone đầu tiên đẹp hơn khi đặt trong vỏ. Nhưng nếu nhìn vào các hãng điện thoại khác, bạn sẽ thấy tầm ảnh hưởng của nó. Nhiều công ty như Vivo, XIaomi, Meizu hay Oppe cũng tăng doanh số bán hàng nhờ các thay đổi thiết kế giống iPhone năm đó.

Apple cũng là người “dạy cho thế giới” biết thế nào là “vát cạnh” với iPhone 5, kéo theo một làn sóng các thiết bị có thiết kế tương tự. Và đó chính là những gì đang diễn ra với chiếc rãnh của iPhone X.

Tất nhiên không phải ai cũng theo. Ví dụ như Samsung khi họ đã có đủ lực để biết rằng bắt chước Apple sẽ gây hại chứ không mang lại lợi ích gì. Khi Galaxy S9 giới thiệu tuần này, giám đốc tiếp thị còn nói đùa “như thường lệ, không có rãnh”.

Khi Google nâng cao khả năng tích hợp Google Services, cải thiện Google Assistant và Google Home, khi các nhà sản xuất Android khác tiếp tục tạo ra những chiếc smartphone có camera tốt và pin khỏe thì có thể OS này sẽ lôi kéo được nhiều người dùng iOS hơn.

Xem thêm:

Thứ Hai, 05/03/2018 08:43
51 👨 652
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bình luận công nghệ