Tại sao iPhone không bỏ phần tai thỏ?

Từ những model cũ đến model X mới, iPhone đã sở hữu một vẻ ngoài mang tính biểu tượng. Bạn ngay lập tức nhận ra nó nhờ tỷ lệ các cạnh, bán kính góc bo tròn chính xác, cũng như kết hợp màn hình và nút Home. Nút Home mang tính biểu tượng đến nỗi nó trở thành “thương hiệu” của iPhone. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác cũng bắt đầu thực hiện nhiều phiên bản nút Home vật lý. Vì vậy, khi đến với iPhone X, Apple cần tạo ra một điều gì đó khác biệt.

Với iPhone X, combo màn hình và nút Home được thay thế bằng một dấu hiệu nhận biết khác. Ngay cả trên bản vẽ, bạn cũng có thể biết liệu một chiếc điện thoại có phải là iPhone không (dù có hay không có nút Home). Đó là nhờ phần tai thỏ.

Phần tai thỏ

Phần tai thỏ đóng vai trò quan trọng cả về thiết kế và công nghệ. Không có kích thước tai thỏ cụ thể đó, iPhone sẽ không còn là iPhone nữa.

Phần tai thỏ đóng vai trò quan trọng cả về thiết kế và công nghệ

Giờ đây, về mặt công nghệ, rõ ràng Apple đã đầu tư rất nhiều vào FaceID và sẽ không "hạ cấp" xuống các trình đọc dấu vân tay. Hãng này đã tăng gấp đôi số lượng camera selfie trong năm nay. Tất cả những thứ này phải được đặt ở một vị trí nào đó, cùng với các driver âm thanh.

Apple sẽ không sớm từ bỏ những tiện ích này và thậm chí còn tăng tối đa số lượng những công nghệ có thể đưa vào (miễn sao vẫn phù hợp với diện tích cho phép) trong 1 hoặc nhiều năm nữa.

Apple sẽ tăng tối đa số lượng những công nghệ có thể đưa vào

Mặc dù có những tiến bộ trong công nghệ màn hình và cảm ứng Force Touch trong gần một thập kỷ qua, Apple đã không mở rộng diện tích màn hình cũng như thay đổi nút Home. Phải mất 5 năm để Apple làm cho kích thước màn hình lớn hơn (kể từ iPhone 5) và giới thiệu công nghệ Lightning, rồi thêm 5 năm nữa để thay đổi hoàn toàn diện mạo (điều này liên quan đến việc các nhà phát triển cũng phải điều chỉnh ứng dụng của họ).

Ngay cả các thiết kế phần cứng cũng không mấy thay đổi sau mỗi phiên bản. Chẳng có động thái nào thực sự quyết liệt cho đến khi iPhone X trình làng (có lẽ Apple đã quyết định cần có một cách làm mới).

iPhone kích thước màn hình 3.5”

iPhone kích thước màn hình 16:9iPhone có tai thỏ

iPhone 2G

iPhone 5

iPhone X

iPhone 3G

iPhone 5S/5C

iPhone XR/XS/XS Max

iPhone 3GS

iPhone 6/6 Plus

iPhone 11/11 Pro/11 Pro Max

iPhone 4

iPhone 6S/6S Plus

iPhone 11S (Dự kiến ra mắt năm 2020)

iPhone 4S

iPhone 7/7 Plus

iPhone 12 (Dự kiến ra mắt năm 2021)

iPhone 8/8 Plus

Nhiều người rất thích một chiếc iPhone toàn màn hình, nhưng có lẽ sẽ còn phải chờ đợi khá lâu để có được sự thay đổi này. Nếu may mắn, biết đâu người dùng sẽ được chứng kiến một sự thay đổi nhỏ về thiết kế vào năm 2021. Hãy cùng chờ đợi xem!

Nếu may mắn, biết đâu người dùng sẽ được chứng kiến một sự thay đổi nhỏ về thiết kế vào năm 2021

Tuy nhiên, thiết kế siêu mỏng và được loại bỏ phần tai thỏ chắc chắn là điều khó có thể xảy ra. Những chiếc điện thoại toàn màn hình cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng người dùng có thể mua được iPhone (trong khi các mẫu điện thoại Galaxy không có Face ID, thậm chí bỏ luôn cả tính năng Iris Scanning, và trình quét vân tay cũng chậm hơn Touch ID cũng vẫn được ưa chuộng). Camera selfie nổi sẽ làm cho iPhone chống nước kém hơn so với model iPhone 11 Pro được xếp hạng IP68 và có lẽ cũng kém tin cậy hơn, vì nó liên quan đến các chi tiết động. Âm thanh không gian (Spatial Sound) và loa stereo chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng về chất lượng.

Đừng chờ đợi thiết kế được loại bỏ phần tai thỏ vào năm tới và mọi dự đoán về iPhone năm 2020 có thể bị thổi phồng quá mức

Đừng chờ đợi thiết kế được loại bỏ phần tai thỏ vào năm tới và lưu ý rằng mọi dự đoán về iPhone năm 2020 có thể bị thổi phồng quá mức.

Trong mọi thông báo của iPhone, người hâm mộ Android luôn kêu gọi Apple sao chép các tính năng có sẵn từ lâu trên những điện thoại thông minh khác. Và Apple hứa hẹn sẽ đưa những tính năng này vào (cho cả phần cứng và phần mềm) trong thời gian tới. Còn đối với mẫu iPhone toàn màn hình thì có lẽ người dùng sẽ còn phải chờ đợi trong một thời gian dài nữa.

Xem thêm:

Thứ Ba, 15/10/2019 11:24
52 👨 1.888
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ