Trộm cắp, lừa đảo tiền điện tử trong năm 2019 có thể chạm ngưỡng kỷ lục 4.3 tỷ USD

Theo báo cáo mới nhất của CextTrace, một trong những công ty tình báo bảo mật chuyên hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử uy tín nhất thế giới, các hành vi gian lận, trộm cắp, và lừa đảo tiền điện tử có thể tiêu tốn của nhân loại tới 4.3 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019 này.

Con số này thậm chí còn có thể cao hơn bởi chỉ trong quý 1 năm nay, thế giới đã mất hơn 1.2 tỷ đô la tiền điện tử bởi các hoạt động lừa đảo, tấn công đòi tiền chuộc tinh vi, trong khi mùa cao điểm của các hoạt động lừa đảo trực tuyến (những tháng cuối năm) vẫn chưa thực sự bắt đầu.

Gian lận, trộm cắp, và lừa đảo tiền điện tử có thể gây thiệt hại 4.3 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019Gian lận, trộm cắp, và lừa đảo tiền điện tử có thể gây thiệt hại 4.3 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019

CextTrace hiện đã phát hành Báo cáo phòng chống rửa tiền điện tử (Cryptocurrency Anti-Money Laundering) cho quý 2 năm 2019, bao gồm những thống kê tổng quan mới nhất về các hành vi trộm cắp, lừa đảo và rửa tiền điện tử lớn, thu hút nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới.

Trộm cắp tiền điện tử vẫn trên đà gia tăng

Mặc dù thông tin về các thủ đoạn trộm cắp tiền điện tử ngày càng xuất hiện dày đặc, cùng với đó là những biện pháp phòng chống nâng cao cũng đã được đưa ra, nhưng số lượng các vụ trộm cắp tiền điện tử không những không suy giảm, mà ngược lại còn có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng cả về số lượng, quy mô, và mức độ phức tạp.

Trên thực tế, các sàn giao dịch kỹ thuật số, ví điện tử và dịch vụ lưu ký tiền điện tử trên thế giới hầu hết đều cố gắng tăng cường các biện pháp phòng thủ. Tuy nhiên chính tin tặc cũng là những bậc thầy về an ninh mạng, chúng không ngừng đổi mới, sáng tạo ra nhiều mánh khóe mới tinh vi và thậm chí còn vượt xa cả năng lực phòng vệ hiện tại của các cơ sở trực tuyến. Đó là lý do tại sao thiệt hại từ những hành vi lừa đảo, trộm cắp tiền điện tử không ngừng gia tăng.

Ngay cả Binance, sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới, cũng đã mất hàng chục triệu đô la tiền điện tử sau những vụ vi phạm tinh vi, gây ra bởi một loạt các phương thức phức tạp như cocktail phishing, lây lan mã độc, cũng như nhiều loại hình vectơ tấn công khác.

Số lượng các vụ trộm cắp tiền điện tử trong năm nay có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng cả về số lượng, quy mô, và mức độ phức tạp.Số lượng các vụ trộm cắp tiền điện tử trong năm nay có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng cả về số lượng, quy mô, và mức độ phức tạp.

Như vậy chỉ tính riêng trong quý 2 năm nay, tội phạm mạng đã bỏ túi 125 triệu đô la Bitcoin, Ethereum và nhiều loại tài sản kỹ thuật số khác từ hàng loạt các sàn giao dịch lớn nhỏ trên toàn cầu. Con số này được CipherTrace tính toán dựa trên giá trị của các loại tiền điện tử tại thời điểm chúng bị đánh cắp, với việc tỉ giá Bitcoin và nhiều đồng tiền khác liên tục tăng mạnh trong vài tháng trở lại đây, giá trị của số tiền ảo bị đánh cắp sẽ lớn hơn rất nhiều, có thể là gấp 3 lần - theo tính toán của các chuyên gia.

Thêm vào đó, nhiều vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, kiểm kê thiệt hại, và sau khi hoàn tất có thể đẩy tổng thiệt hại lên cao hơn đáng kể.

2019 có thể là năm của Exit Scam

Không ngoa khi nói rằng Exit Scam là một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong thời đại internet, đặc biệt là đối với lĩnh vực đầu tư tiền điện tử.

Nếu bạn chưa biết thì Exit Scam là thủ đoạn lừa đảo bằng cách tạo sự tin tưởng, lừa nạn nhân chuyển tiền, sau đó ôm tiền bỏ trốn hoặc không thực hiện như đã giao kèo. Ví dụ: Bạn mua sản phẩm A từ 1 shop bán hàng online nào đó, bạn đã trả tiền nhưng shop kia khất lần không giao hàng, giao thiếu, hoặc giao không đúng hàng đã thỏa thuận.

Không chỉ tồn tại trong giao dịch mua bán truyền thống, các báo cáo của CipherTrace cũng đã chỉ ra rằng Exit Scam hiện đang nổi nên như một xu thế lừa đảo mới trong lĩnh vực tiền điện tử, đồng thời thiệt hại mà chúng gây ra có thể làm “lu mờ” tổn thất từ những hình thức tấn công mạng thông thường.

Exit Scam hiện đang nổi nên như một xu thế lừa đảo mới trong lĩnh vực tiền điện tửExit Scam hiện đang nổi nên như một xu thế lừa đảo mới trong lĩnh vực tiền điện tử

Thật vậy, trong khi các vụ hack/tấn công mạng chỉ mang lại cho tin tặc 277 triệu đô la trong nửa đầu năm 2019, thì tổng số vụ Exit Scam đang bị điều tra ước tính có thể gây thiệt lại lên tới 3.1 tỷ đô la, và 874 triệu đô la tiền điện tử trong số đó chắc chắn đã bị chiếm đoạt - gấp rất nhiều lần so với hình thức tấn công mạng truyền thống.

Báo cáo của CipherTrace cũng nhắc đến một số thông tin mới gây sốc từ tòa án liên bang Canada liên quan đến vụ lừa đảo tiền điện tử xảy ra trong quý 1 năm nay của QuadrigaCX - cái tên từng là sàn giao dịch trực tuyến lớn nhất Canada. Theo ước tính của các chuyên gia, những hành vi gian lận và trộm cắp điện tử liên tục xảy ra đã khiến các nhà đầu tư tại QuadrigaCX thiệt hại tới hơn 200 triệu đô la tiền điện tử.

Giai đoạn cuối quý 2 năm nay cũng xuất hiện một câu chuyện kỳ quái liên quan đến vụ lừa đảo theo hình thức Exit Scam (chưa được xác nhận cụ thể) nhắm đến PlusToken, một trong những sàn giao dịch lớn của Hàn Quốc, và cáo buộc liên quan đến mô hình lừa đảo kim tự tháp (một mô hình lừa đảo chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh, trong đó các thành viên được hứa hẹn về lợi nhuận hoặc các phần thưởng bằng cách gia nhập mô hình và giới thiệu thêm người mới gia nhập). Vụ lừa đảo này có thể gây ảnh hưởng đến hàng chục ngàn nhà đầu tư tiền điện tử, với tiền thiệt hại ước tính lên tới 2.9 tỷ đô la.

Quý 2 vừa qua cũng ghi nhận sự sụp đổ của nhiều thị trường Darknet lớn sau những chiến dịch trấn áp mạnh tay tới từ các tổ chức thực thi pháp luật liên chính phủ. Trong đó nổi bật nhất là các trường hợp của:

  • Wall Street Market: Cái tên được đánh giá là thị trường giao dịch web đen lớn thứ hai trên thế giới, đã bị cơ quan Cảnh sát Điều tra Liên bang Đức (với sự giúp sức của lực lượng Europol) triệt phá, tịch thu toàn bộ các máy chủ và hơn 550.000 Euro (khoảng 615.000 USD) tiền mặt, cùng với số lượng lớn Bitcoin và Monero (đều ở mức 6 chữ số).
  • DeepDotWeb: Bị FBI yêu cầu đóng cửa theo lệnh bắt giữ của Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Quận Tây Pennsylvania, Bộ phận Sở hữu trí tuệ và Tội phạm thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ). Trước đó, một thị trường darknet lớn khác là Silkkitie cũng đã bị buộc phải đóng cửa để phục vụ điều tra.

Các thống kê đã chỉ ra rằng mặc cho sự phổ biến của các đồng tiền riêng tư, Bitcoin vẫn là cái tên ưa thích, thường được tìm thấy trong mọi thị trường giao dịch đen và hoạt động tội phạm mạng.

Hoạt động điều tiết toàn cầu

Với sự gia tăng đáng báo động trong số lượng các hành vi gian lận trực tuyến, cũng như việc ngày càng có nhiều quốc gia trở thành thiên đường cho hoạt động tội phạm mạng, các cơ quan quản lý quốc tế đã tăng cường tối đa tiềm lực giám sát tài sản ảo của mình. Có thể kể đến như một biện pháp quản lý giao dịch theo kiểu “bàn tay sắt” đã được đề xuất bởi Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (Financial Action Task Force - FATF) - tổ chức được các quốc gia G20 hậu thuẫn ở cấp cao nhất, trong đó yêu cầu mọi giao dịch giữa các sàn giao dịch tiền ảo trực tuyến đều phải bao gồm thông tin cá nhân về người gửi và người nhận tiền, tương tự như hoạt động chuyển khoản ngân hàng quốc tế và chuyển khoản SWIFT của các quỹ tiền tệ chính thống ngày nay.

Libra, đồng tiền điện tử của Facebook đã châm ngòi cho nhiều cuộc tranh luận trên toàn cầuLibra, đồng tiền điện tử của Facebook đã châm ngòi cho nhiều cuộc tranh luận trên toàn cầu

Quy định về tiền điện tử hiện được xem là bắt buộc trên toàn cầu và các chính trị gia đang ngày càng bày tỏ sự lo ngại về nguy cơ gây gián đoạn tài chính của các hoạt động liên quan đến blockchain. Có thể kể đến như việc quyết định thâm nhập vào thế giới tiền điện tử của Facebook với dự án Libra đã gây ra những cuộc tranh luận dữ dội tại các diễn đàn kinh tế lớn toàn cầu, liên quan đến rủi ro và cả lợi ích của loại công cụ tài chính mới này.

Thị trường tiền điện tử đang chứa đựng những vấn đề cần được quan tâm hơn lúc nào hết.

Thứ Bảy, 17/08/2019 08:05
53 👨 281
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tấn công mạng