Đầu tư tiền điện tử đang là lĩnh vực “làm giàu” có sức hút bậc nhất trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Giá trị tiền điện tử nói chung và đồng Bitcoin nói riêng đang có xu hướng tăng mạnh trở lại trong vài tháng gần đây, kéo theo đó là tỷ lệ lừa đảo, vi phạm liên quan đến tiền điện tử, và hoạt động “đào coin” cũng gia tăng mạnh mẽ.
Đào tiền điện tử vốn không phải là hoạt động xa lạ hiện nay, tuy nhiên việc “chơi lớn”, sử dụng cả những khu vực bí mật trong một nhà máy điện hạt nhân để che giấu và triển khai các hoạt động khai thác tiền điện tử như thanh niên này thì quả là độc nhất vô nhị.
Đào tiền điện tử vốn không phải là hoạt động hiếm gặp hiện nay
Theo hồ sơ cáo trạng, một người đàn ông nắm trong tay quyền truy cập đặc biệt vào một số bộ phận, khu vực của nhà máy điện hạt nhân Nam Ukraine đã lắp đặt nhiều giàn máy khai thác tiền áo tại một trong những tòa nhà hành chính của nhà máy này, đồng thời “câu” luôn điện được sản xuất ra từ chính nhà máy để vận hành “giàn khoan” của mình.
Tinh vi hơn, tuy được tạo ra bởi một cá nhân, nhưng giàn khai thác tiền ảo này lại được kết nối trực tiếp với hệ thống mạng nội bộ của nhà máy điện hạt nhân Nam Ukraine. Từ những yếu tố trên, nhà chức trách tin rằng kế hoạch khai thác tiền ảo này không chỉ xâm phạm vào mạng lưới điện quốc gia, mà còn gây tổn hại đến các thỏa thuận bảo mật dữ liệu nội bộ của nhà máy điện hạt nhân Nam Ukraine - những thông tin vốn được coi là bí mật nhà nước.
Tòa nhà hành chính máy điện hạt nhân Nam Ukraine
Trước đó vào ngày 10 tháng 7, cơ quan cảnh sát điều tra đã bí mật đột kích tòa nhà hành chính của nhà máy điện hạt nhân Nam Ukraine và tịch thu toàn bộ trang thiết bị máy tính phục vụ hoạt động khai thác tiền ảo trái phép, bao gồm 6 card đồ họa AMD Radeon RX470, riser PCI, nguồn điện, hệ thống làm mát, bo mạch chủ, ổ flash USB và nhiều ổ cứng… ước tính có giá trị lên tới hàng chục ngàn USD.
Với bản chất đặc biệt của một nhà máy điện hạt nhân, mọi thiết bị máy tính cá nhân bên ngoài hệ thống mạng nội bộ đều không được phép sử dụng cũng như kết nối trong phạm vị nhà máy. Hiện nhà chức trách vẫn chưa công bố cụ thể loại tiền ảo được khai thác cũng như số lượng khai thác được là bao nhiêu.
Mặc dù yêu cầu phần cứng chuyên dụng và sơ đồ thiết lập phức tạp, quy trình khai thác tiền điện tử nhìn chung khá đơn giản. Để đảm bảo “có lãi”, người vận hành giàn khai thác cần phải chắc chắn rằng chi phí phát trinh trong hoạt động khai thác không vượt quá giá trị lượng tiền điện tử thu về. Điều này nghe có vẻ “ngon ăn” nhưng trên thực tế ẩn chứa khá nhiều rùi ro. Bên cạnh số vốn đầu tư mua phần cứng để thiết lập giàn khai thác, chi phí phát sinh trong quá trình đào tiền ảo cũng không hề nhỏ, trong đó chủ yếu là tiền điện bởi hoạt động này tiêu thụ điện năng cực kỳ khủng khiếp.
Bên cạnh chi phí đầu tư phần cứng, giàn khai thác tiền điện tử tiêu thụ lượng điện năng cực lớn
Như vậy, vấn đề lớn nhất đối với các thợ đào tiền ảo đó là làm thế nào để cân bằng giữa chi phí đầu tư phần cứng, tiền điện phải trả và số coin đào được. Trong đó, chi phí mua thiết bị phần cứng là bắt buộc, tuy nhiên điện thì lại có thể “câu trộm” được. Đó là lý do tại sao không ít vụ việc ăn cắp điện để khai thác tiền ảo đã bị phát giác.
Đầu tháng 6 vừa qua, nhà chức trách Trung Quốc ra thông cáo bắt giữ một người đàn ông sau khi điều tra ra được anh này đã câu trộm điện từ một giếng dầu để phục vụ việc khai thác Bitcoin. Thiệt hại ước tính vào khoảng 7.000 USD (48.560 nhân dân tệ). Hay như vào tháng 10 năm 2018, trang tin Hard Fork cũng đã đưa ra thông tin về vụ việc một người đàn ông Trung Quốc khác đã đánh cắp lượng điện trị giá đến 15.000 đô la từ mạng lưới đường sắt địa phương để cung cấp năng lượng cho giàn khai thác tiền điện tử của anh ta.
Không ít vụ việc ăn cắp điện để khai thác tiền điện tử đã bị phát giác.