Nhằm xây dựng môi trường lành mạnh cho thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam, Bộ Công thương xây dựng "tem đảm bảo" với tên gọi TrustVN để gắn cho những website có cơ chế hoạt động và bảo mật thông tin đạt tiêu chuẩn.
Gắn "tem đảm bảo" TrustVN được công bố trong Hội thảo Kế nối cơ hội số diễn ra chiều 13/6 tại Hà Nội. Đây là hoạt động được nâng cấp từ việc đánh giá định kỳ website TMĐT của Bộ Thương Mại trong nhiều năm vừa qua. Chương trình do Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) thuộc Bộ Công thương phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) xúc tiến triển khai và chính thức đi vào hoạt động năm 2008.
Trên thực tế, việc có một thương hiệu cụ thể đảm bảo đảm bảo chất lượng, tính xác thực của một website được đánh giá có tính ứng dụng thực tiễn cao hơn hẳn việc xếp thứ hạng đơn thuần.
Đối tượng của việc "dán tem đảm bảo" bao gồm toàn bộ những website có thu thập thông tin cá nhân của người truy cập, từ các trang thương mại điện tử cho đến các diễn đàn,... do những doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam sở hữu.
Chủ website muốn tham gia cần đăng ký với Trung tâm Xúc tiến TMĐT, sau đó lập bảng tự đánh giá phương án bảo vệ thông tin, quy trình kinh doanh của mình theo mẫu có sẵn. Trên cơ sở này, những chuyên gia của Trung tâm sẽ phân tích đánh giá thông tin chủ website cung cấp và hoạt động thực tế để đưa ra những khuyến nghị, điều chỉnh nếu có. Tiêu chí đánh giá về bảo vệ thông tin chủ yếu dựa trên những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong TMĐT APEC. Bên cạnh đó, những website thương mại điện tử còn phải qua bước "sát hạch" về tuân thủ những quy tắc, nguyên tắc về kinh doanh.
Khi thỏa mãn những điều kiện cần thiết, website sẽ được cấp logo TrustVN để gắn ở vị trí thuận lợi tùy ý. Khi click vào logo này sẽ dẫn đến mục xác nhận đảm bảo của website trên trang trustvn.gov.vn của TT Phát triển TMĐT của Bộ Công thương. Thời hạn mỗi lần cấp logo là 1 năm. Công việc rà soát, kiểm tra những website được cấp logo sẽ được tiến hành liên tục trong thời hạn.
Công bằng quyền lợi khi tham gia TMĐT
Cơ hội khi tham gia thương mại điện tử giữa người bán và người mua hiện tại chưa thực sự công bằng với lợi thế nghiêng về người bán. Ảnh: Hưng Hải. |
Những website bán hàng trên mạng tham gia chương trình TrustVN sẽ phải cam kết những điều khoản liên quan đến mua bán, công bố rõ ràng những thông tin bán hàng cho người mua. Cụ thể là những tiêu chí về chính sách trả lời đơn đặt hàng, hoàn trả sản phẩm, bảo hành, giá bán, vận chuyển, thanh toán...
"Người mua sẽ được biết việc mua một chiếc máy tính hay điện thoại từ website đó có được đổi trả không? Nếu không thì chủ website phải niêm yết rõ ràng là vì sao, nếu được hoàn trả thì cũng phải nêu rõ điều kiện như thế nào. Hàng hóa bị lỗi thì trách nhiệm người bán đến đâu. Tất cả những điều đó đều có những quy định nghiêm ngặt", Giám đốc Ecomviet nói.
Chia sẻ kinh nghiệm về triển khai TMĐT, ông Greaden Chu, Chủ tịch Hiệp hội An ninh Mua sắm trực tuyến (Secure Online Shoping Association - SOSA) Đài Loan, cho biết việc có một tổ chức của chính phủ xây dựng hệ thống ứng xử trên mạng là rất cần thiết. Điều đó làm cho việc mua bán trên mạng không chỉ an toàn mà còn hấp dẫn hơn.
"Thực tế khi mua sắm sẽ nảy sinh những tranh chấp, bất kể là trên mạng hay ngoài siêu thị. Tuy nhiên, nếu chỉ có 2 bên người bán - người mua, việc giải quyết tranh chấp chỉ có 1 lựa chọn là tranh luận và kết quả của họ là thắng hoặc thua. Việc có thêm 1 nhân vật trung gian đồng nghĩa là có thêm 1 lựa chọn để giải quyết tranh chấp nữa. Đó là hòa giải", ông Chu phân tích.
"Có 2 nguyên nhân chính cản trở thương mại điện tử phát triển. Thứ nhất là người mua gần như không biết chủ sở hữu website đó thực sự là ai. Điều thứ hai là người mua không thể sờ tận tay, nhìn tận mắt hàng hóa trước khi mua", ông Linh nói.
Nếu có công cụ để giải quyết từng bước khó khăn trên, việc giao dịch trên Internet sẽ trở nên an toàn hơn và đó là cơ sở để thương mại điện tử phát triển.