Thời kỳ đầu của ngành smartphone, các nhà sản xuất ưa chuộng chất liệu kim loại nguyên khối bởi sự chắc chắn, bền bỉ. Tuy nhiên, hiện nay chất liệu này đã không còn phổ biến.
Những thiết bị nổi bật sử dụng chất liệu kim loại nguyên khối có thể nhắc tới như HTC One M, thế hệ iPhone 5 đến iPhone 7, Huawei Mate, Xiaomi 5S… Thế nhưng vài năm gần đây, những thiết sử dụng chất liệu kim loại nguyên khối dần biến mất và được thay thế bằng loại vật liệu nhựa cho máy giá rẻ và mặt lưng kính cường lực.
CEO Lei Jun của Xiaomi cho biết các nhà sản xuất di động hiếm khi làm smartphone có vỏ sau kim loại từ sau 2015. Nguyên nhân là loại vật liệu này có nguy cơ chắn sóng nên để duy trì kết nối Wi-Fi, 4G, Bluetooth, các nhà sản xuất phải sắp xếp thêm nhiều vị trí đặt vạch nhựa ăng-ten.
Những điểm này ảnh hưởng tới độ bền của thiết bị. iPhone 6 Plus bị nhiều người phản ánh về việc bị biến dạng khi đặt trong túi quần. iPhone 6 Plus cũng dễ dàng bị bẻ cong trong thử nghiệm kiểm tra độ bền của YouTuber Unbox Therapy.
Một chiếc smartphone kim loại nguyên khối khác có độ bền kém cỏi là Nexus 6P của Google. YouTuber JerryRigEverything có thể dễ dàng bẻ gãy sản phẩm này chỉ bằng tay không.
Kính cường lực với ưu điểm có nhiều tiềm năng để khai thác, nâng cấp vẻ ngoài cho chiếc smartphone, là lựa chọn thay thế cho kim loại trong những năm gần đây.
Sản phẩm có thể có nhiều màu sắc với các sắc độ khác nhau nhờ quy trình sơn phủ bên trong thay vì chỉ một số lựa chọn như xám, bạc, vàng kim, vàng hồng như kim loại.
Điện thoại bằng kính còn giúp tăng độ bám tay khi cầm nhờ được xử lý bề mặt. Apple mài nhám mặt lưng
Dòng iPhone Pro được Apple mài nhám mặt lưng để tăng sự ma sát, giảm độ bóng. Samsung cũng trang bị lớp phủ mờ cho dòng Galaxy Ultra.
Thủy tinh cho khả năng xuyên sóng tốt hơn kim loại và cho phép nhà sản xuất trang bị thêm chức năng sạc không dây ở mặt lưng.
Ngoài ra, kính cũng hỗ trợ tốt hơn cho kết nối tầm gần NFC, phương thức thanh toán ngày càng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.