Điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bạn nghĩ về Linux là gì? Đó chắc hẳn là hình ảnh chú chim cánh cụt Tux, logo thương hiệu mang tính biểu tượng của Linux.
Biểu tượng này mới chỉ xuất hiện được khoảng 5 năm. Câu chuyện đằng sau việc linh vật nổi tiếng này được tạo ra như thế nào là một ẩn số thú vị, đặc biệt nếu bạn là người yêu thích kernel mã nguồn mở và muốn tìm hiểu về lịch sử hình thành của nó.
Sự ra đời của logo Linux
Được viết bởi Linus Torvalds vào năm 1991, Linux là một kernel mã nguồn mở, tập trung vào thành phần trước khi trở thành cơ sở cho hàng nghìn bản phân phối như hiện nay. Cộng đồng các nhà phát triển đã thấy một giải pháp thay thế Unix đầy hứa hẹn được cấp phép tự do và cải tiến Linux bằng cách đóng góp vào dự án.
Câu chuyện bắt nguồn từ một chuyến đi đặc biệt đáng nhớ của Torvalds đến Úc vào năm 93. Khi đó một con chim cánh cụt trong vườn thú đã cắn Torvalds. Được hầu hết người dùng Linux thông thường biết đến với cái tên đơn giản là chim cánh cụt Linux, Tux được tạo ra vào năm 1996, khi nhà phát triển Alan Cox chia sẻ một thiết kế hoạt hình lấy cảm hứng từ hình ảnh chim cánh cụt mà Torvalds tìm thấy trên mạng.
Bức tranh biếm họa của Cox tập trung vào các đặc điểm của chú chim cánh cụt đáng yêu, với đôi mắt tròn, đã ngay lập tức thu hút sự tò mò và đánh giá cao của người dùng mới về sự dễ thương.
Chiếc bụng to tròn của Tux ngay lập tức thu hút sự chú ý của Torvalds, người luôn muốn có một logo thương hiệu có thể chiếm được cảm tình từ những khách hàng quen. Đồng thời, chim cánh cụt cũng được ưa thích hơn so với cáo, diều hâu, cá mập và đại bàng - một số gợi ý mà những người khác đưa ra trên nhiều diễn đàn khác nhau.
Phiên bản cuối cùng của Tux mà chúng ta biết hiện nay dựa trên một thiết kế của Larry Ewing. Người sáng tạo này đã thiết kế một bức chân dung kỹ thuật số của chim cánh cụt bằng phần mềm vẽ GIMP trong một cuộc thi thiết kế logo Linux.
Tuy nhiên, cái tên Tux là quyết định cuối cùng do James Hughes đặt ra, xuất phát từ cụm từ viết tắt của Torvalds Unix.
Hình ảnh Tux những năm qua
Tux đã mang lại cho Linux một yếu tố tương tác có thể mở rộng trong lĩnh vực bán hàng và hình ảnh thương hiệu, điều mà ngay cả logo Windows của Microsoft và hệ thống Mac của Apple đều thiếu.
Qua nhiều thập kỷ, Tux đã trở thành bộ mặt của Linux. Việc cấp phép nguồn mở của Linux cho phép các nhà phát triển phần mềm nhắm mục tiêu đến Linux kết hợp các hình tượng mà không cần trả chi phí bản quyền. Do đó, Tux đã phát triển thành một linh vật thương hiệu, thay vì một logo đơn thuần.
Những năm qua, biểu tượng chim cánh cụt đã truyền cảm hứng cho việc tạo ra nhiều biến thể khác nhau trong các video game và quảng cáo. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết vị trí của một số biến thể này.
- Đại diện nhỏ nhất được biết đến của Tux chỉ có kích thước 130 micron, nằm trên vòng đệm của IC vi xử lý.
- Việc NASA sử dụng Open-Source Initiative, OpenAPI, ham radio và các bản phân phối Linux đã được chính thức ghi nhận cách đây vài năm.
- NASA đã cũng bắt tay với Linux Conference để phóng một khinh khí cầu hình Tux vào không gian ngày 18 tháng 1 năm 2011. Khinh khí cầu này có tên Project Horus 14, bay ở độ cao 30 - 40km. Cuộc đấu giá bức ảnh kỳ công này đã quyên góp được hơn $ 23,000 AUD để cứu trợ lũ lụt.
- Tux đã xuất hiện trong nhiều game như SuperTux, Tux Paint, SuperTuxKart, Tux Racer, Tux Math Scrabble, v.v…
- Gown, Penny (trong SuperTux và SuperTuxKart), Trixi và Tuxette (trong Tux 2 và Freeciv) là những phiên bản nữ của Tux.
- Tux có các phiên bản thay thế là Tux Crystal và PaX Tux thân thiện hơn. Ngay cả những người đam mê Windows cũng thích hình nền chim cánh cụt Tux Linux, gói theme, bộ icon, v.v…
Linux, giống như logo của nó, là một tác phẩm nghệ thuật, màu sắc rực rỡ, các theme táo bạo cùng những tiện ích dễ sử dụng. Từ việc chọn bản phân phối phù hợp đến cài đặt một desktop, Linux cho phép bạn tha hồ lựa chọn ở mỗi bước.
Nếu bạn muốn tùy chỉnh màn hình của mình để làm cho nó hấp dẫn hơn, thì thật may mắn, bạn có thể tải xuống một số bản phân phối bắt mắt phù hợp với người dùng Linux.