Sự khác nhau giữa AI (Trí tuệ nhân tạo) và Cognitive Computing (Điện toán nhận thức)

Từ phần mềm xử lý dữ liệu cho đến robot, xe tự lái hay các nhà máy của tương lai, AI đang trở thành một biểu tượng của kỷ nguyên Internet of Things (IoT).

Cognitive Computing (Điện toán nhận thức) là một thuật ngữ khác thường được sử dụng thay thế cho trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, 2 khái niệm này có những điểm khác biệt. Việc biết được sự khác biệt giữa một hệ thống IoT chạy trên AI và một hệ thống chạy trên Cognitive Computing là rất quan trọng, từ đó nắm rõ những gì có thể mong đợi từ mỗi hệ thống.

Cognitive Computing là gì?

Cognitive Computing hay còn gọi là điện toán nhận thức đề cập đến một kỷ nguyên mới của siêu điện toán, nơi máy tính bắt chước hoạt động của não bộ con người và giúp đưa ra quyết định tốt hơn. Việc đưa ra quyết định thay cho con người là điểm mấu chốt làm cho Cognitive Computing khác biệt với AI.

Định nghĩa trên nhấn mạnh: Phạm vi thực sự của điện toán nhận thức vượt ra ngoài IoT. Mặc dù IoT rất quan trọng, nhưng Cognitive Computing có những ứng dụng rộng hơn trong vật lý lượng tử, phân tích mật mã, khí động học và nhiều lĩnh vực học thuật khác.

Với Cognitive Computing, con người vẫn chịu trách nhiệm về quyết định cuối cùng được đưa ra. Các công ty lớn chuyên sản xuất chip điện tử bao gồm IBM, Intel hay Microsoft, cũng như các công ty khởi nghiệp đầy triển vọng, đang nghiên cứu những giải pháp mới cho Cognitive Computing.

Cognitive Computing là gì?

Intel đã phát triển con chip mô phỏng não người đầu tiên trên thế giới, có tên là Loihi, sử dụng phản hồi từ môi trường để máy tính có thể học cách ứng phó với mọi tình huống.

Rõ ràng, Cognitive Computing là một thay đổi lớn đối với toàn bộ thế giới điện toán, vì nó làm cho máy tính không còn là một cỗ máy vô tri nữa mà giống như bộ não con người thực sự.

Ví dụ về các ứng dụng IoT

Để phân tích một lượng lớn dữ liệu, cognitive computer (máy tính nhận thức) có thể sử dụng AI, deep learning, machine learning, text mining (trích xuất và xử lý thông tin trong văn bản), trợ lý giọng nói hoặc neuro-linguistic programming (NLP - lập trình ngôn ngữ tư duy). Điều này giúp các nhà khoa học và những nhà nghiên cứu giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề, áp dụng các giả thuyết mới và mở rộng mô hình của mình.

Mặc dù các trợ lý AI thông minh hơn có thể sử dụng nhiều công cụ chính xác tương tự, nhưng mục tiêu cuối cùng của chúng không chỉ giới hạn ở khả năng tự tính toán siêu tốc. Chúng được ứng dụng rõ ràng trong hoạt động của các thiết bị thông minh.

Hãy xác thực điều này bằng cách sử dụng ví dụ về những hệ thống quản lý giao thông tiên tiến. Với Cognitive Computing, một trung tâm điều khiển sẽ nhận được dữ liệu đầu vào từ tất cả các ô tô và tín hiệu giao thông trong thành phố. Hãy thử suy nghĩ về Big Data, điện toán đám mây và hoạt động điều tiết giao thông trên các tuyến đường.

Điều tiết giao thông trên các tuyến đường

Những nhiệm vụ như làm giảm lưu lượng giao thông, hướng dẫn người đi bộ, ngăn các vụ va chạm và phân bổ chỗ đỗ xe sẽ cần có sự trợ giúp của AI. AI phải được triển khai trên các phương tiện cũng như một trung tâm quản lý giao thông.

Một ví dụ khác, hãy xem xét vai trò của hai công nghệ AI và Cognitive Computing trong việc quản lý chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Trong khi Cognitive Computing có thể giúp một người quản lý bận rộn, phải theo dõi các giường bệnh còn trống, doanh thu của nhân viên, bảng chấm công, v.v..., thì robot AI có thể giúp chăm sóc bệnh nhân trong thực tế.

Robot AI có thể giúp chăm sóc bệnh nhân trong thực tế

Bài viết này đề cập đến sự khác biệt trong định nghĩa giữa AI (trí tuệ nhân tạo) và Cognitive Computing (điện toán nhận thức).

Tuy nhiên, xu hướng công nghiệp đang diễn ra cho thấy các công ty IoT không quan tâm lắm đến những khác biệt này.

Mặc dù sự thật trí tuệ nhân tạo là bước nhảy vọt tiếp theo của siêu máy tính, nhưng nhiều người cảm thấy thuật ngữ này ít nhiều giống như một mánh lới quảng cáo tiếp thị (vì khái niệm này lần đầu được giới thiệu bởi IBM - một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia lớn tại Mỹ). Hiện tại, số lượng các công ty sử dụng cả hai thuật ngữ thay thế cho nhau đang tăng lên. Và AI có thể trở thành thuật ngữ chung cho tất cả những khái niệm này trong tương lai.

Thứ Năm, 16/05/2019 08:07
44 👨 3.272
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Trí tuệ nhân tạo (AI)