Không còn là những trò chơi điện tử đơn thuần nữa, những tựa game Esports này phát triển mạnh tới mức trở thành "quốc game" ở một vài quốc gia trên thế giới.
1. Liên Minh Huyền Thoại - Trung Quốc
Tại Trung Quốc, LMHT là tựa game có số lượng người chơi lớn nhất, khoảng 110 triệu người, nhiều hơn cả dân số Việt Nam. Điều này góp phần không nhỏ đưa tựa game này trở thành tựa game thành công nhất mọi thời đại.
Để tiện quản lý và nhằm đem lại cho game thủ trải nghiệm game tốt nhất, mỗi quốc gia độc lập thường chỉ có một máy chủ. Nhưng tại Trung Quốc có tới 30 máy chủ riêng biệt để tránh tình trạng tắc nghẽn có thể xảy ra. Và ở đây thậm chí còn có một máy chủ riêng để cho các game thủ Kim cương so tài với nhau. Số lượng người theo dõi MSI 2018 ở riêng đất nước tỉ dân này đã lên tới hơn 120 triệu người.
Những ngôi sao LMHT tại Trung Quốc nổi tiếng không kém gì những minh tinh màn bạc cả.
DOTA 2 - Philippines
Tại Philippines, hầu như tất cả mọi người từ già tới trẻ đều biết đến và bị cuốn vào trò chơi DOTA 2.
Thậm chí, những người vốn được cho là không thích chơi game như giáo viên, chính trị gia tại đất nước này cũng là fan của DOTA 2. Một giáo viên của đất nước này từng khuyến khích sinh viên của mình chơi DOTA 2 hay Syed Saddiq Syed Abdul Rahman, bộ trưởng bộ Thanh niên và Thể thao cũng từng "nghiện" DOTA 2. Một người đàn ông Philippines có tên gọi Lolo Cris chính là game thủ DOTA 2 cao tuổi nhất, rất tiếc cách đây không lâu ông đã qua đời.
CS:GO - Đan Mạch
Tại Đan Mạch, Astralis được coi là "quốc bảo" bởi họ có được quá nhiều danh hiệu lớn. Những tuyển thủ của đội tuyển này đều giữ nếp sinh hoạt khoa học, có hình tượng rất tốt đối với người dân. Phần lớn giới trẻ tại Đan Mạch coi họ là hình mẫu lý tưởng.
Tại CS:GO Blast Pro Series tổ chức tại Copenhagen của Đan Mạch, thị trưởng thành phố đã có mặt phát biểu cho giải đấu. Thủ tướng Đan Mạch cũng là fan của Astralis. Ông từng tới tận trụ sở của team Astralis để cùng với đội bàn về định hướng phát triển Esports tại đất nước này.
CS:GO phổ biến ở Đan Mạch tới mức người ta còn dùng các thuật ngữ của tựa game này như "eco", "full buy", "force buy" để quảng cáo sản phẩm. Ở quốc gia này, CS:GO gần như đã trở thành một phần của văn hóa.