Nhật xây một con đập hoàn toàn bằng robot

Để giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực do thực trạng già hóa dân số, nhà thầu xây dựng Obayashi Corporation tại Nhật Bản đã mở ra thêm một ứng dụng mới cho robot, đó là xây dựng.

Cụ thể, nhà thầu này sẽ sử dụng 100% nguồn nhân lực đến từ robot để phục vụ dự án mới của công ty là xây đập nước tại khu vực Mie Prefecture, nằm ở bờ biển phía Đông Nam của đảo Honshu.

Toàn cảnh công trình đập nước đang được thi công bằng robot tại Nhật.
Toàn cảnh công trình đập nước đang được thi công bằng robot tại Nhật.

Để quá trình xây dựng con đập được liền mạch, một nhà máy bê tông sẽ được xây dựng gần khu vực này. Obayashi Corporation đã phát triển các robot có chức năng vận chuyển và xếp chồng các lớp bê tông để xây dựng lên một con đập cao 84 mét, rộng 334 mét.

Trong quá trình xây dựng đập, mọi công đoạn đều có sự tham gia của một dạng tự động hoá nào đó. Các robot đều được thiết kế để hoàn thành công việc một cách tỉ mỉ và chính xác nhất giúp giảm tải được khối lượng công việc đến từ các thao tác mang tính lặp lại.

Ví dụ như những chiếc xe ủi tự động hóa sẽ là phẳng và đánh bóng bê tông trước khi đặt một lớp khác lên trên. Trong khi đó, lớp ván khuôn sẽ được một robot khác liên tục đẩy lên bề mặt để bê tông chưa đông không bị rỉ ra ngoài.

Nhờ phương pháp này, các kỹ sư sẽ không cần phải trực tiếp thi công công trình

Theo ước tính của Obayashi Corporation, với việc áp dụng phương pháp tự động hóa bằng robot sẽ giúp tăng năng suất thi công khoảng 10%, thậm chí lên tới 30% nếu như nghiên cứu được những giải pháp hoàn thiện hơn.

Nhờ phương pháp này, các kỹ sư sẽ không cần phải trực tiếp thi công công trình mà chỉ đảm nhận vai trò vận hành mọi hoạt động của robot từ xa.

Xây đập là loại công trình xây dựng đặc biệt phù hợp để tự động hoá, bởi nó bao gồm những tác vụ lặp đi lặp lại trong thời gian dài và diễn ra ở khu vực cách xa các trung tâm dân cư nên sẽ giảm bớt nguy cơ gây phiền hà cho mọi người.

Con đập được xây dựng bởi robot nêu trên dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2023.

Thứ Hai, 12/10/2020 11:20
31 👨 674
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ