Ngồi trong nhà tù an ninh nghiêm ngặt vẫn lừa đảo được 11 triệu USD chỉ bằng chiếc điện thoại Samsung

Một tù nhân Mỹ vừa bị buộc tội lừa gạt một công ty tài chính nổi tiếng số tiền 11 triệu USD. Khi thực hiện lừa đảo, hắn ta đang ngồi trong một nhà tù an ninh tối đa, giả danh nhà sản xuất phim tỷ phú Sidney Kimmel. Cofield đang thụ án 14 năm tù vì tội cướp có vũ trang và cũng đang bị truy tố ở Fulton County, Georgia vì tội cố ý giết người.

Phi vụ này không khác gì một bộ phim bom tấn được lên kịch bản bởi các nhà làm phim Hollywood.

Theo The Register, phi vụ diễn ra vào tháng 6/2020. Lúc đó, Arthur Lee Cofield Jr gọi điện cho công ty môi giới tài chính Charles Schwab bằng chiếc điện thoại Samsung mà hắn ta giấu dưới cánh tay. Với giọng điệu của Sidney Kimmel, hắn ta nói với công ty rằng hắn vừa tải lên một biểu mẫu thanh toán chuyển khoản qua dịch vụ email bảo mật.

Hắn đã đề cập tới việc xem xét lại yêu cầu chuyển tiền vào đầu ngày hôm đó bởi vợ hắn ta - một nữ đồng phạm. Trước đây, hắn ta đã gọi cho dịch vụ khách hàng của Schwab để hỏi về việc mở một tài khoản séc nhưng mục đích chính là để thăm dò quy trình xử lý của công ty tài chính này. Nhờ vậy, hắn biết được rằng để xác nhận danh tính, hắn ta cần cung cấp một mẫu giấy tờ tùy thân và hóa đơn điện nước.

Nghi phạm Arthur Lee Cofield Jr và nơi hắn bị giam giữ khi thực hiện phi vụ lừa đảo
Nghi phạm Arthur Lee Cofield Jr và nơi hắn bị giam giữ khi thực hiện phi vụ lừa đảo

Đồng phạm của Cofield đã cung cấp cho Schwab hình ảnh giấy phép lái xe của Kimmel và hóa đơn điện nước thuộc về bang Los Angeles. Kèm theo giấy tờ xác minh là một yêu cầu chuyển tiền ra ngân hàng khác và một giấy ủy quyền giả mạo có chữ ký của Kimmel.

Schwab hài lòng với các tài liệu xác thực và thực hiện chuyển 11 triệu USD từ tài khoản của Kimmel tới Ngân hàng Zions cho Money Metals Exchange, LLC, một công ty bán vàng ở Idaho.

Trong khi đó, Kimmel thật không hề biết rằng tài khoản của mình vừa bị mất hàng chục triệu USD.

11 triệu USD đã Money Metals Exchange, LLC được quy đổi ra 6.106 đồng tiền vàng American Eagle và được một cá nhân tiếp nhận. Người này đã thua một hãng vệ sĩ để đưa số tiền vàng bay từ Boise, Idaho tới Atlanta, Georgia bằng cách thuê một máy bay tư nhân. Vài ngày sau, một cộng sự khác của Cofield đã tới nhận số tiền vàng này.

Toàn bộ phi vụ được tiến hành trong vòng chưa đầy 15 ngày. Tuy nhiên, Cofield đã mắc một sai lầm nghiêm trọng. Hắn ta đã không tiêu hủy ngay lập tức chiếc điện thoại để rồi chỉ ít ngày sau khi số tiền vàng được mua, nhân viên nhà tù đã tìm thấy chiếc điện thoại dù Cofield giấu rất kỹ.

Đơn vị pháp y của nhà tù phát hiện ra Cofiled đã sử dụng một tài khoản của dịch vụ gọi và nhắn tin miễn phí TextNow. Các nhà điều tra cũng xác nhận số điện thoại của Cofiled trùng khớp với số gọi tới Money Metals Exchange.

Cuối tháng 12/2020, tòa án liên bang đã truy tố Cofield và hai đồng phạm về tội âm mưu lừa đảo và rửa tiền. Luật sư bào chữa của hắn ta đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ bằng chứng từ chiếc điện thoại di động, do lập luận rằng việc khám xét của nhân viên nhà tù là không cần thiết.

Tuy nhiên, thẩm phán giám sát vụ án đã bác bỏ yêu cầu của luật sư. Lý do là vì Cofiled không có tư cách để phản đối việc khám xét và chẳng thể yêu cầu quyền riêng tư trên một chiếc điện thoại sử dụng trái phép.

Thứ Bảy, 15/10/2022 09:25
51 👨 1.037
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ