Theo số liệu báo cáo, phiên bản mới nhất của công cụ gỡ bỏ các phần mềm chứa mã độc Microsoft Malicious Software Removal Tool đã giải thoát cho hơn 2 triệu máy tính khỏi nguy cơ đe dọa từ phần mềm đánh cắp tài khoản game online.
Phần cập nhật bảo mật trong tháng sáu vừa qua của Microsoft đã gây cản trở rất nhiều cho những tin tặc chuyên rải mã độc nhằm đánh cắp thông tin tài khoản game online từ máy tính của các game thủ. Malicious Software Removal Tool là công cụ chuyên dò tìm và gỡ bỏ virus hay các chương trình độc hại khác từ những máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. Trong tuần đầu tiên sau khi phát hành bản cập nhật bảo mật, Malicious Software Removal Tool đã giúp gỡ bỏ phần mềm đánh cắp tài khoản game online cho hơn 2 triệu máy tính.
Loại mã độc thường được dùng để đánh cắp mật khẩu game online mang tên Taterf đã được Malicious Software Removal Tool dò tìm thấy trên 700.000 máy tính chỉ sau ngay đầu tiên cập nhật phiên bản mới. Trong thời gian từ ngày 10 đến 17-6, Microsoft đã gỡ bỏ Taterf cho hơn 1,3 triệu máy tính, theo số liệu từ Matt McCormack - phát ngôn viên của trung tâm ứng cứu mã độc của Microsoft. Ngoài Taterf, MSRT còn dò tìm những loại mã độc mới nhất như Ceekat, Corripio, Frethog, Lolyda, Storark, Tilcun hay Zuten... (danh sách đầy đủ tại đây).
Các tài khoản game online của game thủ đang là một trong những đối tượng hàng đầu của tin tặc. Khi chơi game, game thủ thường khóa các trình anti-virus để tốc độ xử lý game được nhanh hơn hoặc game thủ cài đặt các bản crack cập nhật. Thu thập càng nhiều tài khoản, tin tặc càng có thể đánh đổi được mốt số lượng lớn tiền ảo lẫn tiền thật. Chưa kể đến các vật phẩm mà game thủ bỏ thời gian hay kể cả tiền bạc để có được cũng sẽ bị tin tặc bán sạch sau khi đánh cắp được tài khoản. Hiện chưa có hình thức hiệu quả để ngăn chặn "thị trường đen" đằng sau game online này, do đó tin tặc hoàn toàn không lo ngại gì.
Phương cách phổ biến để tin tặc rải thảm mã độc là khai thác các lỗi bảo mật trong những chương trình multimedia như Adobe Flash Player, Apple QuickTime, hay kể cả những lỗi của trình duyệt để đưa mã độc lên các website và khách truy cập lãnh đủ nếu không có biện pháp phòng vệ hay cảnh giác.
Theo Matt, năm quốc gia có số lượng máy tính nhiễm mã độc đánh cắp tài khoản game online nhiều nhất là Trung Quốc (529.003 PC), Đài Loan (279.428 PC), Tây Ban Nha (235.381 PC), Mỹ (213.374 PC) và Hàn Quốc (184.306 PC).
Người dùng chưa cập nhật có thể tải về công cụ Microsoft Malicious Software Removal Tool 1.42 (cập nhật ngày 3-7) tại đây, tương thích với các phiên bản hệ điều hành Windows 2000, 2003, XP và Vista
Microsoft giải thoát 2 triệu máy tính khỏi mã độc
425
Bạn nên đọc
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
Cách xóa số liên hệ trên Telegram
Hôm qua -
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
Làm thế nào để tắt chế độ kiểm tra chính tả trong Windows 10?
Hôm qua -
Vl, vkl, vcl là gì trên Facebook?
Hôm qua -
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua -
Cách xóa khoảng trắng giữa các chữ trong Word
Hôm qua -
Kiểm soát định dạng khi dán văn bản trong Word
Hôm qua -
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua