Mẫu máy bay lớn nhất thế giới hoàn thành chuyến hành trình đầu tiên

Chiếc tàu bay có sải cánh và khoang chứa rộng nhất thế giới đã hoàn thành xuất sắc chuyến bay thử đầu tiên sau khi chính thức cất cánh từ cảng hàng không và vũ trụ Mojave ở California Hoa Kỳ, trong chuyến bay kéo dài hai tiếng rưỡi qua sa mạc Mojave vào hôm thứ bảy, 13/4, đúng 7h sáng theo giờ địa phương. Chiếc máy bay màu trắng khổng lồ của hãng Stratolaunch Systems có tên Roc này đã duy trì thành công hành trình bay trên không 2 giờ liên tục trước khi hạ cánh an toàn trở lại sân bay Mojave với sự ăn mừng của hàng trăm người.

Chiếc tàu bay có sải cánh và khoang chứa rộng nhất thế giới đã hoàn thành xuất sắc chuyến bay thử đầu tiên sau khi chính thức cất cánh từ cảng hàng không và vũ trụ Mojave ở California

Chuyến bay thử lần này đã đánh dấu bước tiếp theo trong việc triển khai vận hành hệ thống phóng quỹ đạo mới, góp phần lật đổ một kỷ lục hàng không vũ trụ đã tồn tại từ năm 1947. Vào năm đó, chiếc tàu bay khổng lồ "Spruce Goose" H-4 Hercules của Công ty chế tạo Máy bay Hughes đã thực hiện thành công một chuyến hành trình ngắn trên không trung, nhưng rất tiếc đây cũng là chuyến bay duy nhất của chiếc máy bay đã từng nhận được kỳ vọng giúp thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp hàng không - không vận vũ trụ. Sở dĩ nói như vậy là bởi "Spruce Goose" H-4 Hercules không chỉ là mẫu máy bay nặng nhất thời bấy giờ, mà nó còn tự hào với danh hiệu chiếc tàu bay có sải cánh dài nhất thế giới, lên tới 320ft 11’’ (97.54m) - kỷ lục đã tồn tại gần một thế kỷ cho đến khi Roc của Stratolaunch Systems cất cánh thành công vào cuối tuần qua.

Chuyến bay thử lần này đã đánh dấu bước tiếp theo trong việc triển khai vận hành hệ thống phóng quỹ đạo mới, góp phần lật đổ một kỷ lục hàng không vũ trụ đã tồn tại từ năm 1947.

Mặc dù Roc không phải là chiếc máy bay nặng nhất thế giới, nó chỉ nặng 500.000lb (khoảng 226.000kg), nhưng hiện tại nếu xét tất cả các “vật thể bay” đã từng được cất cánh trên trái đất, Roc đang là phương tiện bay có sải cánh dài nhất, lên tới 117m. Ngoài ra, Roc cũng là mẫu máy bay 2 thân độc đáo, sở hữu chiều dài tổng thể 73m và được trang bị lên tới 6 động cơ cánh quạt đẩy với công suất lên tới 252.4kN mỗi chiếc.

Roc được thiết kế và chế tạo với mục đích “thồ” mức tải trọng tối đa lên tới 550.000lb (250.000 kg). Tên lửa và vệ tinh mang bên ngoài sẽ được gắn cố định trên phần cánh trung tâm, từ đó giúp đưa các hệ thống vệ tinh, tên lửa khổng lồ lên quỹ đạo trái đất một cách dễ dàng hơn.

Roc được thiết kế và chế tạo với mục đích “thồ” mức tải trọng tối đa lên tới 550.000lb

Trong suốt hành trình bay thử nghiệm, mẫu tàu bay của Stratolaunch đã đạt độ cao 17.000 ft (5.200 m) và tốc độ tối đa 189 dặm/giờ (304km/giờ), đồng thời hoàn thành các bài kiểm tra về tốc độ và tính ổn định theo yêu cầu. Ngoài ra, chiếc máy bay cũng đã thực hiện thành công một loạt các phương pháp hạ cánh mô phỏng ở độ cao 15.000ft (4.500m).

“Đây tuy chỉ là một chuyến bay thử nghiệm những đã đem lại cho chúng tôi cảm xúc tuyệt vời, và đặc biệt nó cũng giúp các chuyên gia thu về những thông tin cực kỳ quan trọng. Không hề quá khi nói rằng chuyến bay thử của chúng tôi lần này có đóng góp rất lớn trong việc hiện thực hóa sứ mệnh tạo ra một phương tiện mới thay thế cho tên lửa phóng từ mặt đất, theo hướng hiệu quả và an toàn hơn. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào về đội ngũ phát triển của Stratolaunch Systems, tổ bay và các đối tác quan trọng, đã giúp chiếc Roc có thể ra đời và hoàn thành xuất sắc chuyến hành trình đầu tiên như ngày hôm nay”, giám đốc của Stratolaunch Systems - ông Jean Floyd chia sẻ.

Stratolaunch cho biết, họ có kế hoạch sớm nhất thả tên lửa đẩy đầu tiên từ Roc vào quỹ đạo trái đất trong năm 2020.

Stratolaunch cho biết, họ có kế hoạch sớm nhất thả tên lửa đẩy đầu tiên từ Roc vào quỹ đạo trái đất trong năm 2020.

Mời bạn tham khảo video tổng hợp về chuyến bay thử nghiệm đầy tham vọng này:

Thứ Ba, 16/04/2019 21:43
53 👨 217
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ