85% cư dân mạng Pháp truy cập vào các mạng xã hội. Tuy nhiên, hơn một nửa trong số họ có thái độ cảnh giác với các trang mạng này. Hầu hết là lo sợ cho đời sống của họ, nhưng lại bỏ qua mối đe dọa hết sức thực tế: đó là tội phạm mạng.
Theo một nghiên cứu của Idate cho Hiệp hội kinh tế kỹ thuật số (Acsel) và Quỹ tiền gửi, liên quan đến 700 cư dân mạng Pháp, 85% trong số họ trên 15 tuổi đăng nhập vào mạng xã hội. Và chỉ có 47% tin tưởng vào các mạng xã hội mà họ đang truy cập.
48% cư dân mạng, truy cập hoặc không truy cập vào các mạng xã hội, lo sợ có người lạ biết được "đời tư" của họ trên mạng. Điều lo lắng lớn thứ hai (chiếm 41% số người được hỏi) là dữ liệu cá nhân của họ được lưu giữ vô thời hạn. 34% lo sợ việc sử dụng các dữ liệu vào mục đích thương mại, và 33% tưởng tượng mối đe dọa xuất phát từ các đồng nghiệp của họ.
Đối với các mạng xã hội, rất khó để trấn an người sử dụng: có tới 38% nói rằng không có gì làm cho họ tin được. Tuy vậy, chính sách bảo mật của trang web (chiếm 27% người được hỏi) và danh tiếng (20%) lại tác động nhiều đến họ.
Cảnh giác, nhưng vẫn sử dụng
Đó đúng là nghịch lý. Thật vậy, các mạng xã hội thuộc dịch vụ sử dụng Internet ít bị nghi ngờ nhất. Ví dụ, mạng xã hội được sử dụng như chính phủ điện tử, 79% cư dân mạng tin tưởng vào các mạng này.
Ngược lại, cư dân mạng không tin tưởng vào các mạng xã hội trên phương diện thanh toán. Chỉ có 6% số người được hỏi sẵn sàng điền dữ liệu ngân hàng của họ trên mạng xã hội. 19% của "người dùng thường xuyên" trên Internet, nhất là trên Facebook, dưới dạng nick name (biệt danh).
Người dùng mạng được quyền nghi ngờ?
Nhiều vụ bê bối ghi dấu trong lịch sử của Facebook liên quan đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và riêng tư, nhắc nhớ rằng vấn đề lòng tin vào Internet không phải đã lắng xuống.
Gần đây, trang web được thiết kế lại nhằm thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu trên trang web (một số dữ liệu hiện được chia sẻ tự động), và điều đó minh chứng cho việc các trang web không xóa bất cứ dữ liệu gì (hồ sơ mới được thiết lập thâu tóm đầy đủ tiểu sử của một người). Facebook đã đánh giá thấp tính nhạy cảm của người sử dụng.
Nghiên cứu của Idate cho thấy 89% người được hỏi thấy được tính chất quan trọng của việc không lưu lại dữ liệu. Tuy nhiên, Facebook không bao giờ muốn làm điều đó.
Lĩnh vực mà người dùng Internet không nghi ngờ lại chính là an ninh mạng. Theo nghiên cứu của Idate, chỉ có 23% người được hỏi và 21% người dùng Internet sợ rằng hacker lợi dụng mạng xã hội cho hoạt động của chúng hoặc cho việc phát tán virus. Hoặc, mạng xã hội đem đến nhiều khả năng gặp rủi ro như bị đồng nghiệp không tốt tố cáo.
Barracuda Networks, hãng cung cấp dịch vụ bảo mật cũng tiến hành trong tháng 9 một nghiên cứu tại 20 quốc gia với 1.000 cư dân mạng được phỏng vấn. Hãng này cho rằng 54% người sử dụng mạng xã hội bị lừa đảo trên mạng xã hội. 23% trở thành đích nhắm của các chương trình độc hại, 17% nhận thấy tài khoản của họ bị sử dụng để phát tán thư rác. Tài khoản của 13% trong số họ đã bị tấn công hoặc đánh cắp mật khẩu.
Nghiên cứu của Idate cho thấy rằng 72% người sử dụng mạng xã hội chọn một mật khẩu dễ nhớ và đơn giản để truy cập tài khoản của họ trong khi 75% trong số họ tạo mật khẩu phức tạp và an toàn hơn cho tài khoản ngân hàng của họ. Tuy vậy, như phát ngôn của một hacker nổi tiếng, cách tốt nhất để bảo vệ mình khỏi nạn trộm cắp là để giữ an toàn các mật khẩu!
Tất cả các chuyên gia bảo mật sẽ nói với bạn như vậy. Những tên lừa đảo và các tin tặc nhắm vào mạng xã hội. Giả mạo thông tin cá nhân, lừa đảo, phát tán thư rác... Phương thức rất đa dạng.
Một cách tốt nhất để không đánh mất lòng tin của người sử dụng mạng xã hội là tiến hành chiến dịch nâng cao nhận thức và giáo dục liên quan đến bảo mật dữ liệu cá nhân trực tuyến.