Mặt trăng sẽ có mạng Internet riêng

Mỹ dự định sẽ quay lại mặt trăng vào năm 2024, trong khuôn khổ chương trình Artemis. Lần này, các phi hành gia có kế hoạch ở lại nên họ cần xây dựng một mạng lưới thông tin giống như Internet để kết nối không gian với Trái đất. Dự kiến, mạng Internet trên mặt trăng sẽ có tên gọi là LunaNet.

 LunaNet

Mạng lưới rộng lớn này đã bắt đầu cuộc hành trình của nó tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA ở Maryland. Nó được thiết kế để cung cấp kết nối và dịch vụ cho các sứ mệnh trên mặt trăng. Thực tế, từ năm 2019, đề xuất cho một kiến ​​trúc giống như mạng Internet ban đầu này đã được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu về các giải pháp liên lạc và điều hướng cho các chòm sao vệ tinh nhỏ xung quanh mặt trăng.

Hiện nhóm chuyên gia của NASA đang làm việc chăm chỉ để biến LunaNet thành hiện thực. Họ đã xây dựng một hệ thống hạn chế sự chậm trễ và gián đoạn mạng, mang tên DTN. Đây là xương sống cho "internet mặt trăng" với nhiệm vụ đảm bảo dữ liệu sẽ truyền qua mạng và đến đích ngay cả khi nó gặp phải sự cố gián đoạn tín hiệu có thể xảy ra.

LunaNet sẽ được các phi hành gia sử dụng thông qua nhiều node (nút) để giao tiếp với phi hành đoàn trên và xung quanh mặt trăng tương tự như cách chúng ta sử dụng Wi-Fi trên Trái đất.

LunaNet còn giúp xác định các hoạt động từ mặt trời có thể gây nguy hiểm thông qua việc sử dụng các công cụ thời tiết-không gian và gửi cảnh báo trực tiếp tới phi hành gia. Những cảnh báo này tương tự như cảnh báo thời tiết mà chúng ta nhận được trên trái đất.

Các dịch vụ khoa học của LunaNet tiến hành các phép đo trên mặt trăng nhằm giúp các nhà nghiên cứu từ Trái đất hiểu rõ hơn về hành tinh này.

Nhìn chung LunaNet sẽ giúp cơ quan vũ trụ sẽ hiểu sâu hơn về kết nối không gian và có thể lập kế hoạch cho một tương lai với hành trình đến các hành tinh khác.

Thứ Tư, 10/11/2021 15:07
51 👨 629
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ