Tại sao không nên tin tưởng để AI tạo nội dung được cá nhân hóa?

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một công cụ tuyệt vời để tạo ý tưởng, nhưng nhiều người không tin tưởng nó có thể tạo ra nội dung dài được cá nhân hóa. Theo kinh nghiệm, ngay cả một số công cụ tốt nhất cũng có những hạn chế trong các lĩnh vực này.

1. AI thiếu những trải nghiệm độc đáo

Mặc dù nội dung tạo ra phải mang tính thông tin, nhưng nó cũng cần có một số tính cách. AI khá giỏi trong việc nhớ lại thông tin đã tồn tại, nhưng nó không có những trải nghiệm cá nhân.

Đây là một trong nhiều lý do tại sao những người viết nội dung không nên dựa vào chatbot AI. Nếu phải sử dụng AI để tạo nội dung được cá nhân hóa, bạn vẫn cần phải chỉnh sửa sau. Trường hợp này áp dụng với cả các bài viết dài và bài đăng trên mạng xã hội.

2. Mọi người chỉ muốn viết về những chủ đề mà mình có chuyên môn

Khi biết và đam mê về một chủ đề nào đó, bạn sẽ biết rất rõ khi nào ai đó không có kinh nghiệm về những gì họ đang nói. Một vấn đề lớn với ChatGPT và các chatbot AI khác là chúng luôn đưa ra các câu trả lời nghe rất thuyết phục, khiến nhiều người nghĩ rằng những gì họ nhận được là kết quả chính xác hoàn toàn. Nhưng không phải vậy; ít nhất, bạn nên xem lại các câu trả lời mà AI đưa ra.

3. AI thường không chính xác về mặt thực tế

Cho dù bạn là một nhà văn, người dẫn chương trình podcast hay một hình thức sáng tạo nội dung khác, tính chính xác về mặt thực tế là điều bắt buộc đối với uy tín của bạn. Mặc dù các công cụ AI như Perplexity có thể giúp bạn nghiên cứu hiệu quả hơn, nhưng bạn vẫn cần kiểm tra lại xem mọi thứ mình xuất bản có chính xác không.

Bản thân thực tế là AI thường mắc lỗi là lý do đủ để không nên dựa vào nó để tạo nội dung được cá nhân hóa. Trong trường hợp xấu nhất, nội dung không chính xác có thể dẫn đến hành động pháp lý chống lại bạn.

Nếu định sử dụng AI để kiểm tra thực tế, bạn nên tham gia các khóa học như chương trình AI Essentials của Google. Bằng cách đó, bạn sẽ biết chính xác cách tiến hành nghiên cứu của mình.

4. AI không thể viết theo giọng điệu của bạn

Khi thử nghiệm với Claude Artifact và ChatGPT Canvas, bạn sẽ thấy khá dễ để thay đổi giọng điệu của bài viết. Bạn có thể di chuyển thanh trượt lên hoặc xuống tùy theo cách bạn muốn giọng văn sẽ nghe như thế nào. Tuy nhiên, các chatbot này vẫn không thể viết theo đúng giọng điệu của bạn.

Thay vì chỉnh sửa giọng điệu của mình trong các ứng dụng này, sẽ dễ dàng hơn nhiều khi viết như bình thường và điều chỉnh văn bản sau đó. Các công cụ AI như Grammarly có thể giúp ích trong việc này, nhưng ngay cả khi đó, tất cả các gợi ý của nó cũng không tuyệt đối chính xác.

Giọng điệu là thứ hình thành theo thời gian, vì vậy đừng lo lắng nếu bạn là một người viết mới. Lời khuyên tốt nhất là hãy viết theo cách bạn nói khi trò chuyện, sau đó điều chỉnh văn bản khi cần thiết sau này.

5. Dựa vào AI khiến mọi người tự mãn

Trong các lĩnh vực sáng tạo, việc dựa vào AI có thể khiến mọ người thấy tự mãn. AI hứa hẹn sẽ là một công cụ đa năng. Bạn viết prompt, đợi vài phút là sẽ nhận được một bài viết, video hoặc bất kỳ thứ gì khác. Nghe có vẻ như một giấc mơ, phải không?

Đây là lúc bạn cần suy nghĩ về cách các chatbot AI tác động đến việc tạo nội dung. Nếu bạn dựa quá nhiều vào các công cụ này mà không thực hiện bất kỳ thay đổi nào, chất lượng công việc của bạn cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng. Bạn có thể đạt được kết quả trong thời gian ngắn, nhưng sẽ có hậu quả lâu dài.

Thay vì chỉ dựa vào AI, hãy tập trung nhiều hơn vào cách bạn có thể sử dụng nó để bổ sung cho các kỹ năng của mình. Cho đến nay, sử dụng AI để tạo ra ý tưởng là cách tốt nhất để thực hiện việc này.

6. Cải thiện bản thân với tư cách là người sáng tạo

Học cách sử dụng các công cụ AI với tư cách là người sáng tạo là một cách, nhưng đó không phải là cách duy nhất để cải thiện khả năng tạo nội dung. Hãy học cách xâu chuỗi các câu lại với nhau, cải thiện khả năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và tất cả những khía cạnh khác tạo nên một người sáng tạo kỹ thuật số tuyệt vời.

7. Nội dung AI thường chung chung

Bạn cần tìm cách nổi bật nếu muốn người khác khám phá tác phẩm của bạn. Và đây là một vấn đề khác mà bạn sẽ gặp phải khi tin tưởng để AI tạo nội dung được cá nhân hóa. Rất nhiều thứ mà mọi người tạo ra bằng AI khá chung chung và bạn có thể nhận ra ngay khi đọc.

Bên cạnh việc tận hưởng thử thách tạo nội dung của riêng mình, đừng đăng thứ gì đó mà bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Ngay cả khi đó là chủ đề đã được thảo luận hàng nghìn lần trước đó, thì nó phải là nội dung gốc.

8. Nội dung AI thường bị coi là đạo văn

Việc dễ dàng sao chép nội dung AI không chỉ khiến nhiều nội dung ná ná nhau. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể phạm tội đạo văn mà không hề nhận ra.

Khi tạo bất kỳ loại nội dung nào bằng AI, bạn sẽ nhận được thông tin đã có sẵn trực tuyến. Điều này không phải lúc nào cũng được diễn đạt lại và có thể thiếu tính nguyên bản, và cũng có thể người khác đã đăng nội dung tương tự trước bạn.

Những vấn đề như thế này là lý do tại sao một số người không nghĩ AI nên có trong bất kỳ ứng dụng hoặc phần mềm sáng tạo nào. Điều quan trọng là ngay cả khi bạn sử dụng AI để lấy cảm hứng, nội dung của bạn vẫn phải là nguyên bản. Nếu không, bạn có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.

Mặc dù AI có một số lợi thế trong việc tạo nội dung, nhưng đừng tin tưởng để nó tạo nội dung được cá nhân hóa từ đầu. Bạn có thể lấy cảm hứng từ nội dung hiện có và biến nó thành của riêng mình - nhưng chỉ sao chép và dán là không đủ. AI tốt hơn cho việc tạo ý tưởng hơn là sáng tạo hoàn toàn.

Thứ Ba, 19/11/2024 15:04
31 👨 71
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Trí tuệ nhân tạo (AI)