Do không có cơ chế gương lật nên khoảng cách từ lensmount tới cảm biến ảnh chỉ vào khoảng 1,9 cm.
Khoảng cách từ mặt trước của lensmount (điểm nối giữa ống kinh và camera) đến sensor (cảm biến ảnh) của Panasonic GF1 chỉ vào khoảng 1,9 cm. Đây có thể coi là khoảng cách nhỏ nhất đối với một chiếc máy ảnh số ống kính rời trên thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng một phần là do GF1 không sử dụng cơ chế gương lật giống các máy ảnh DSLR.
Dưới đây là sơ đồ cấu tạo.
Sơ đồ. (Ảnh: Popphoto).
1. Cảm biến Live Mos (Live Mos Sensor): cảm biến Micro Four Thirds có thể đọc được tới bốn kênh dữ liệu cùng lúc giúp GF1 có thể cung cấp tốc độ 60 khung hình mỗi giây với thời gian thực. Có thể thấy rõ trong bức ảnh này, GF1 không phải là một chiếc máy SLR vì nó không có một cơ chế gương lật ở giữa lensmount và cảm biến ảnh.
2. Mạch in cảm biến (Sensor Circuits): Mạch in (FPCs) chuyển dữ liệu từ cảm biến tới bộ xử lý hình ảnh của máy.
3. Mạch in cửa trập (Shutter Circuit): Mạch in này xử lý tín hiệu liên lạc giữa nút chụp và màn trập của máy.
4. Lensmount: Đường kính của vòng tròn lensmount vào khoảng 0,6 cm nhỏ hơn một chút so với so với mount tiêu chuẩn của Four Thirds nhưng vẫn có khả năng cho cùng một lượng ánh sáng tới cảm biến. Lensmount của GF1 cũng được làm bằng một khối thép không gỉ và đủ chắc chắn để giữ ống kính trên thân máy.
5. Chân tiếp xúc tín hiệu (Signal Contacts): Hệ thống Micro Four Thirds có thêm hai đường tín hiệu để giúp xem trực tiếp hình ảnh và trao đổi thông tin nhanh hơn giữa ống kính và thân máy. Các đường tín hiệu này cũng sử dụng tốt cho việc lấy nét tự động (AF) liên tục khi quay video.
6. Motor cho cửa trập (Shutter Charge Motor): Để giữ cho GF1 nhỏ gọn nhưng vẫn tích hợp được đèn flash, nhà sản xuất đã đưa motor này gần phía mặt trước của máy ảnh với thiết kế nhỏ và nhẹ hơn so với các dòng khác.