Kết nối vệ tinh trong smartphone hoạt động như thế nào?

Sau khi dòng iPhone 14 được công bố có hỗ trợ kết nối vệ tinh, một số nhà mạng và nhà sản xuất được cho là đang nghiên cứu tính năng tương tự. T-Mobile (đối tác của SpaceX) và Bullitt (hợp tác với nhà sản xuất chip MediaTek) đã chính thức tham gia cuộc chơi. Theo tin đồn, Samsung cũng có thể đưa công nghệ này lên các thiết bị Galaxy S23 của mình vào năm tới.

Nhưng kết nối vệ tinh hoạt động như thế nào trong điện thoại thông minh? Hãy đọc tiếp bài viết sau để xem đây có phải là thứ bắt buộc phải có hay chỉ là một chiêu trò marketing không cần thiết khác.

Kết nối vệ tinh trên điện thoại có phải thứ gì mới không?

Không hẳn. Điện thoại vệ tinh đã xuất hiện hàng chục năm nay. Chúng cung cấp một cách để thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn ở những nơi có vấn đề về vùng phủ sóng di động - đại dương bao la, núi cao, vùng nông thôn, v.v…

Motorola Iridium 9505, điện thoại vệ tinh ra mắt năm 1999
Motorola Iridium 9505, điện thoại vệ tinh ra mắt năm 1999

Tuy nhiên, loại thiết bị này bị hạn chế, các dịch vụ cũng đắt đỏ: Tốn rất nhiều chi phí để giữ tất cả các vệ tinh đó trên quỹ đạo. Do tốc độ kết nối không tốt (và do tín hiệu cần truyền tới không gian và quay lại hai lần nên rất lag), chúng hầu như không sử dụng như một nhu cầu smartphone phổ biến.

Do đó, phần lớn, kết nối vệ tinh trên điện thoại không được áp dụng rộng rãi. Starlink của Elon Musk đã giải quyết được một số vấn đề - tốc độ kết nối tốt - tuy nhiên độ trễ và giá vẫn ở mức cao, phạm vi phủ sóng hiện tại cũng còn hạn chế.

Kết nối vệ tinh khác với vùng phủ sóng smartphone thông thường như thế nào?

Sự khác biệt thực sự khá đơn giản. Trong khi dịch vụ di động thông thường kết nối thiết bị với tháp radio, được nối với mạng Internet và điện thoại hiện có, thì trong kết nối vệ tinh, thiết bị tương đương với tháp nằm trên quỹ đạo quanh Trái đất.

Trong cả hai trường hợp, điện thoại sẽ gửi tín hiệu không dây ở các tần số khác nhau (tùy thuộc vào loại kết nối), được trạm nhận và sau đó truyền lại (có dây hoặc không dây) cho đến khi tới đích (có thể là máy chủ của dịch vụ Internet hoặc máy chủ khác). Khi đích phản hồi, tín hiệu sẽ đi theo hướng khác.

Vì các vệ tinh ở trong không gian nên chúng có thể nhận được những kết nối đến từ nhiều vị trí không có sẵn tháp điện thoại di động vì bất kỳ lý do gì. Tùy thuộc vào loại vệ tinh (quỹ đạo Trái đất tầm thấp, cách mặt đất vài trăm dặm, hoặc địa tĩnh, cách bề mặt hành tinh hàng nghìn dặm), chúng có những ưu và nhược điểm cụ thể.

Các vệ tinh ở tầm thấp của Trái đất nhỏ hơn, do đó cần ăng-ten nhỏ hơn, nhưng chúng bao phủ một khu vực hạn chế và nhà cung cấp cần nhiều ăng-ten hơn để đảm bảo kết nối tốt. Ngoài ra, chúng cần một đường ngắm trực tiếp để hoạt động đáng tin cậy và tín hiệu chỉ tốt ở ngoài trời. Tuy nhiên, độ trễ trên các mạng này thấp và ít tốn kém hơn.

Mặt khác, các vệ tinh địa đồng bộ cần điện thoại lớn hơn để kết nối và cả thiết bị cũng như chi phí đều đắt hơn. Chúng bao phủ một khu vực rộng lớn hơn nhiều và không cần tầm nhìn trực tiếp để thực hiện các cuộc gọi và tin nhắn. Nhược điểm khác là độ trễ dài hơn do khoảng cách xa hơn và chúng không hoạt động gần các cực của Trái đất.

Cách kết nối vệ tinh trong iPhone hoạt động

Bắt đầu với dòng iPhone 14 của Apple, kết nối vệ tinh cho điện thoại thông minh đã trở thành một điều tất yếu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người dùng có thể xem video TikTok trong Point Nemo - các trường hợp sử dụng rất hạn chế.

Sử dụng tính năng SOS khẩn cấp trên iPhone thông qua vệ tinh chỉ dành cho trường hợp khẩn cấp. Có một số tin nhắn cài sẵn, được gửi cùng với tọa độ GPS, đến các dịch vụ cứu hộ. Việc chia sẻ vị trí là một chiều: Bạn có thể thấy rằng cuộc gọi trợ giúp của mình đã được nhận, nhưng sẽ không biết những người phản hồi đầu tiên ở gần mình ra sao.

SOS khẩn cấp qua vệ tinh trên trang web của Apple
SOS khẩn cấp qua vệ tinh trên trang web của Apple

Giải pháp của Apple ban đầu chỉ có sẵn ở Hoa Kỳ và Canada; vào tháng 12 năm 2022, nó đã tới Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Ireland. Tính năng này hoạt động bằng cách sử dụng modem Qualcomm, không phải là tính năng mới trên iPhone và một số phần cứng tùy chỉnh để có kết nối mạnh. Nó sử dụng các vệ tinh của Globalstar và có vùng phủ sóng khá hạn chế.

Smartphone kết nối vệ tinh của Samsung

Hiện tại mọi thứ mới chỉ là tin đồn, vì vậy bài viết sẽ không đi sâu vào vấn đề này. Samsung được cho là đang hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh Iridium để đưa kết nối này lên dòng Galaxy S23.

Sự khác biệt chính so với iPhone nằm ở số lượng: Apple hợp tác với Globalstar, công ty chỉ có 24 vệ tinh, trong khi Iridi có tới 66 vệ tinh, đồng nghĩa tín hiệu mạnh hơn và độ phủ rộng hơn. Thế hệ tiếp theo của điện thoại Samsung Galaxy dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 2 năm sau.

Smartphone vệ tinh là thứ không dành cho tất cả mọi người

Tóm lại, rõ ràng là kết nối vệ tinh cho điện thoại thông minh sẽ trở nên phổ biến hơn trong vài năm tới. Apple bán được hàng chục triệu chiếc iPhone mới mỗi năm và dòng iPhone năm 2022 của hãng đã được tích hợp công nghệ này. Nhưng khi Samsung, T-Mobile và những ông lớn khác tham gia cuộc chơi, mọi thứ mới thực sự bắt đầu.

Tuy nhiên, loại kết nối này không dành cho tất cả mọi người. Các trường hợp sử dụng quá cụ thể và hầu hết mọi người đều hài lòng với các thiết bị LTE và 5G hiện tại của họ. Mặt khác, những đối tượng như thủy thủ, người đi bộ đường dài, nhà khoa học ở vùng sâu vùng xa, nông dân và quân đội chỉ là một số người sẽ được hưởng lợi từ vệ tinh trên điện thoại thông minh.

Thứ Sáu, 16/12/2022 16:27
55 👨 355
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ