Nga phóng vệ tinh Internet băng thông rộng đầu tiên

Theo hãng thông tấn TASS, vào ngày 22-10 vừa qua, Nga đã phóng vệ tinh đầu tiên được thiết kế để cung cấp Internet băng thông rộng.

Tên lửa được phóng là Soyuz-2.1b mang theo 3 vệ tinh Internet băng thông rộng Gonets-M và vệ tinh Skif-D thế hệ mới tại sân bay vũ trụ Vostochny. Vệ tinh được đưa vào quỹ đạo trung bình của Trái đất, ở độ cao hơn 8.000 km.

Tên lửa Soyuz-2.1b của Nga được phóng từ sân bay vũ trụ Vostochny. Ảnh: TASS
Tên lửa Soyuz-2.1b của Nga được phóng từ sân bay vũ trụ Vostochny. Ảnh: TASS

Vệ tinh được phóng lên nằm trong chương trình Sfera, thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới nhằm cung cấp Internet tốc độ cao được chính phủ Nga phê duyệt vào ngày 6-4-2022.

Các vệ tinh này hoạt động tương tự như các vệ tinh Starlink của tỉ phú Elon Musk để cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh toàn cầu.

Trong khoảng 9 phút, sau khi được phóng lên quỹ đạo, phần chính với 4 vệ tinh đã tách khỏi tên lửa phóng. Và sau hơn 4 tiếng, cả 4 vệ tinh này đã bay vào quỹ đạo với sự trợ giúp của bộ tăng cường.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã nói về chương trình Sfera trong phiên chất vấn và trả lời thường niên của ông vào ngày 7-6-2018. Chương trình Sfera dự kiến sẽ phóng các vệ tinh thông tin liên lạc và viễn thám Trái đất.

Hiện nay, Nga mới chỉ có duy nhất một hệ thống vệ tinh liên lạc quỹ đạo thấp là Gonets. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov cho biết, Nga sẽ tăng nguồn tài trợ cho chương trình Sfera theo hàng năm. Ngân sách tài trợ cho chương trình trong năm 2022 - 2024 dự kiến là 7 tỉ rúp (113,54 triệu USD) và đến năm 2030, tổng ngân sách dự kiến là 95 tỉ rúp.

Thứ Ba, 25/10/2022 09:51
31 👨 368
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ