Với Chrome 69, khi bạn đăng nhập vào một dịch vụ của Google như Gmail trên trình duyệt thì có nghĩa là bạn cũng sẽ đăng nhập vào trình duyệt này với chính tài khoản đó. Và khi bạn đăng xuất khỏi dịch vụ Google thì bạn cũng đăng xuất khỏi trình duyệt. Ở các phiên bản trình duyệt Chrome trước đó, người dùng có thể từ chối đăng nhập hoàn toàn vào Chrome mà vẫn có thể sử dụng trình duyệt này (ở trạng thái đăng xuất) cũng như sử dụng các dịch khác của Google như Gmail.
Ngoài Chrome 69, tính năng mới này cũng được áp dụng cho cả trình duyệt Chromium.
Một số người dùng trình duyệt cho rằng động thái của Google là nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra trên các máy tính dùng chung khi người dùng thông thường không nhận ra sự khác biệt giữa đăng nhập vào một trang Google Site với đăng nhập vào Chrome. Cụ thể, trên máy tính dùng chung, trong khi một người A đã đăng nhập vào Gmail của mình thì một người B khác vẫn có thể đăng nhập vào Chrome trên máy tính đó.
Nhưng các nhà lập trình lại cho rằng, động thái này của Google có lẽ là nhằm hạn chế tính trung lập của Chrome, trình duyệt có thị phần lớn nhất thế giới hiện nay.
Việc Google xóa nhòa khoảng cách giữa các lớp nội dung và trình duyệt cũng khiến không ít người dùng lo lắng về quyền riêng tư của mình. Trước đây, người dùng có thể không đăng nhập mà vẫn sử dụng thoải mái cùng lúc cả Gmail, Google Search và YouTube trên Chrome bởi họ có thể dễ dàng xóa bỏ hết các dữ liệu cá nhân này bằng cách truy cập vào phần Cài đặt. Nhưng với tính năng mới trên Chrome 69, các dữ liệu cá nhân của người dùng đã được liên kết với tài khoản Google trên Chrome nên việc xóa bỏ dữ liệu cá nhân sẽ không còn ý nghĩa nữa.
Xem thêm: