Fujitsu và IBM đối đầu trong cuộc đua tạo ra siêu máy tính lượng tử

Gần đây, gã khổng lồ công nghệ của Nhật Bản – Fujitsu – công bố sáng kiến mới, tạo ra máy tính lượng tử 1000 qubit trong vòng vài năm tới dựa trên công nghệ điện toán lượng tử siêu dẫn tiên tiến.

Thông báo được đưa ra sau khi IBM (International Business Machines ) - là tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ - cam kết sẽ cung cấp máy tính lượng tử 1000 qubit vào năm 2023. Mặc dù, Fujitsu không đề cập cụ thể thời gian cho ra mắt siêu máy tính, nhưng Trung tâm hợp tác Riken RQC-Fujtsu cho biết, máy tính lượng tử siêu dẫn của Nhật Bản có thể được hoàn thành vào tháng 3 năm 2025.

Theo một tuyên bố, Trung tâm hợp tác Riken RQC-Fujtsu và Fujitsu sẽ cố gắng đẩy nhanh các nỗ lực nghiên cứu và phát triển để đưa máy tính lượng tử siêu dẫn vào thực tế. Máy tính lượng tử siêu dẫn được hợp tác giữa Fujitsu và Riken được công bố lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2020.

Máy tính lượng tử siêu dẫn sẽ giúp giải quyết các vấn đề tính toán phực tạp

Họ sẽ phải cản thiện sản xuất qubit, giảm kích thước và tiếng ồn của các thiết bị ngoại vi và tích hợp chip ở nhiệt độ thấp nhằm tạo ra nguyên mẫu máy tính lượng tử siêu dẫn dùng để phát triển các ứng dụng cho các mục đích thực tế như khoa học vật liệu, dược học trên toàn thế giới.

Lĩnh vực máy tính lượng tử được Yuri Manin, nhà khoa học người Nga, nêu ra lần đầu tiên vào năm 1980 và sau đó, năm 1982, là nhà vật lý học người Mỹ Richard Feynman.

Tính đến năm 2014, tính toán lượng tử vẫn ở giai đoạn sơ khai nhưng đã có nhiều thí nghiệm nhằm thực hiện các phép tính lượng tử trên một số nhỏ các qubit.

Thứ Sáu, 02/04/2021 11:05
31 👨 627
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ